260 Bài tập Amin, Amino axit, Protein ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khẳng định về tính chất vật lí nào của amino axit dưới đây không đúng:
A. Tất cả đều là chất rắn.
B. Tất cả đều là tinh thể màu trắng.
C. Tất cả đều tan trong nước.
D. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao.
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân tử đipeptit có hai liên kết peptit.
(2) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
(3) Số liên kết peptit trong phân tử peptit mạch hở có n gốc α-aminoaxit là n-1.
(4) Có 3 α-amino axit khác nhau, có thể tạo ra 6 peptit khác nhau có đầy đủ các gốc α-amino axit đó.
Số nhận định đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 28,6g CO2 và 18,45g H2O. Giá trị của m là
A. 12,65.
B. 11,95.
C. 13.
D. 13,35.
Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được cấu tạo từ một amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 82,35g. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm cháy thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủA. Giá trị của m là
A. 80.
B. 60.
C. 30.
D. 40.
CH3CH2CH(NH2)CH3 là Amin
A. bậc I.
B. bậc II.
C. bậc III.
D. bậc IV.
Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là
A. dung dịch HCl.
B. Na.
C. quì tím.
D. dung dịch NaOH.
Đem 18g một Amin X đơn chức, no trung hòA vừA đủ với dung dịch HCl 2M, thu được 32,6g muối. CTPT củA X và thể tích dung dịch Axit cần là
A. C3H9N và 200 ml.
B. CH5N và 200 ml.
C. C2H7N và 100 ml.
D. C2H7N và 200 ml.
X là một α-Amino Axit no chỉ chứA một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 25,75g X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 34,875g muối củA X. CTCT thu gọn củA X là:
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2COOH
C. H2NCH2CH2COOH.
D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NAOH, thu được dung dịch chứA 0,5 mol muối củA glyxin; 0,4 mol muối của Alanin và 0,2 mol muối củA valin. Mặt khác, đốt cháy m gAm E trong O2 vừA đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng củA CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào?
A. 40.
B. 50.
C. 35.
D. 45.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11) gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 35,28 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 38,9.
B. 40,3.
C. 43,1.
D. 41,7.
Cho cácchất: CH3NH2 (1); NH3 (2); C6H5NH2 (3); (CH3)2NH (4); (C6H5)2NH (5). Kết quả so sánh lực bazơ giữa các chất hợp lí là
A. (5) < (3) < (1) < (4) < (2).
B. (5) < (3) < (2) < (1) < (4).
C. (2) < (3) < (5) < (1) < (4).
D. (1) < (2) < (3) < (4) < (5).
Dung dịch nào làm xanh quì tím?
A. CH3CH(NH2)COOH.
B. H2NCH2CH(NH2)COOH.
C. ClH3NCH2COOH.
D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.
Đốt hết 2 amin đơn chức, mạch hở, bậc I, đồng đẳng kế tiếp, thu được nCO2 : nH2O = 1 : 2. CTPT của 2 amin là
A. CH3NH2, C2H5NH2.
B. C2H5NH2, C3H7NH2.
C. C4H9NH2, C5H11NH2.
D. C3H7NH2, C4H9NH2.
Khi thủy phân hoàn toàn 49,65 gam một peptit mạch hở X trong điều kiện thích hợp chỉ thu được sản phẩm gồm: 26,7 gam alanin và 33,75 gam glyxin. Số liên kết peptit trong X là
A. 5.
B. 6.
C. 3.
D. 4.
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamiC. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y chứa (m + 15,4) gam muối. Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được dung dịch Z chứa (m + 18,25) gam muối. Giá trị của m là:
A. 56,1.
B. 61,9.
C. 33,65.
D. 54,36.
Chất nào là amin bậc 3
A. (CH3)3C-NH2.
B. (CH3)3N.
C. (NH2)3C6H3.
D. CH3NH3Cl.
Amino axit HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH có tên là
A. axit glutariC.
B. axit amino ađipiC.
C. axit glutamiC.
D. axit amino pentanoiC.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Khi cho quì tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh.
B. Từ 3 α-amino axit khác nhau có thể tạo ra tối đa 6 tripeptit.
C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure
D. Liên kết giữa nhóm CO với NH được gọi là liên kết peptit
Cho các dung dịch: (NH4)2CO3, (CH3NH3)2SO4, K2CO3, NH4Cl, CuSO4, C6H5NH3HSO4. Số chất khi tác dụng với Ba(OH)2 ở điều kiện thường vừa tạo kết tủa vừa tạo khí là?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Cho 2,655g amin no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,8085g muối. CTPT của X là
A. C3H9N.
B. C3H7N.
C. CH5N.
D. C2H7N.
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 36,6
B. 38,92
C. 38,61
D. 35,4
Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 12.
Để rửa mùi tanh của cá mè, người ta thường dùng
A. H2SO4.
B. HCl.
C. CH3COOH.
D. HNO3.
Amino axit là những hợp chất hữu cơ có chứa các nhóm chức?
A. cacboxyl và hiđroxyl.
B. hiđroxyl và amino.
C. cacboxyl và amino.
D. cacbonyl và amino.
Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 amino axit đó?
A. 4.
B. 6.
C. 3.
D. 2.
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 amin đơn chức X, thu được 12,6g H2O; 8,96 lít khí CO2 và 2,24 lít N2 (đktc). X có công thức phân tử là
A. C3H9N.
B. C2H7N.
C. C4H11N.
D. C5H13N.
X là một β-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 1,78g X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 2,51g muối. X có CTCT nào sau đây:
A. NH2CH2COOH.
B. CH3CH(NH2)COOH.
C. NH2(CH2)2COOH.
D. CH3CH(NH2)CH2COOH.
Hỗn hợp M gồm hai peptit X và Y, chúng được cấu tạo từ một amino axit và có tổng số nhóm -CO-NH-trong 2 phân tử là 5 với nX : nY = 1 : 2. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 12g glyxin và 5,34g alanin. Giá trị của m là
A. 16,46.
B. 15,56.
C. 14,36.
D. 14,46.
Một hợp chất có công thức phân tử là C4H11N, có bao nhiêu đồng phân amin bậc 1?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Sắp xếp tính bazơ của các chất sau theo thứ tự tăng dần:
A. NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2.
B. C2H5NH2 < NH3 < C6H5NH2.
C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2.
D. C6H5NH2 < C2H5NH2 < NH3.
Trong dung dịch các amino axit thường tồn tại:
A. chỉ dạng ion lưỡng cực
B. vừa dạng ion lưỡng cực vừa dạng phân tử với số mol như nhau.
C. chỉ dạng phân tử.
D. chủ yếu dạng ion lưỡng cực và một phần nhỏ dạng phân tử.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit mạch hở X thu được dung dịch chỉ chứa Gly, Ala và Val. Số đồng phân tripeptit của X là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là
A. 0,23 lít.
B. 0,2 lít.
C. 0,4 lít.
D. 0,1 lít.
Cho các chất sau: etylamin, anilin, đimetylamin, trimetylamin. Số chất amin bậc II là
A.1.
B. 2.
C.3.
D. 4.
Trạng thái và tính tan của các amino axit là
A. chất lỏng dễ tan trong nước
B. chất rắn dễ tan trong nước
C. chất rắn không tan trong nước
D. chất lỏng không tan trong nước
Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 3 gốc amino axit.
Cho 13,5g hỗn hợp gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45g hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,4.
C. 2.
D. 1.
Khi thủy phân hoàn toàn 65g một peptit X thu được 22,25g alanin và 56,25g glyxin. X là:
A. đipeptit.
B. tripeptit.
C. tetrapeptit.
D. pentapeptit.
Hợp chất CH3-NH-CH2-CH3 có tên đúng là
A. đietylamin.
B. etylmetylamin.
C. N-etylmetanamin.
D. đietylmetanamin.