265 Bài tập Sắt và một số kim loại quan trọng ôn thi Đại học có lời giải (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận xét nào sau đây đúng
A. X là Ag.
B. Y chứa một chất rắn.
C. X tan hết trong dung dịch HNO3.
D. X không tan hết trong dung dịch
Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 vào 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 26,9 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy chất rắn, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 6,25.
B. 19,5.
C. 18,25.
D. 19,45.
Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(4) Nối thanh nhôm với thanh đồng, để ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Chọn phát biểu sai:
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục đậm.
B. Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh lục.
C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.
D. CrO là chất rắn màu trắng xanh.
Cho các nhận xét sau:
(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01% đến dưới 2%.
(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.
(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO.
(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.
Số nhận xét đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 10,8 và 4,48.
B. 10,8 và 2,24.
C. 17,8 và 2,24.
D. 17,8 và 4,48
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho Fe vào bình chứa HCl đặc, nguội. (f) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(g) Al2O3 vào dung dịch KOH.
(h) KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HNO3 3M (dư) đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y thu được 21,4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,36 lít.
B. 5,04 lít.
C. 5,6 lít.
D. 4,48 lít.
Để hòa tan hết 59,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Cu(NO3)2 cần 2,6 mol dung dịch HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa 134,0 gam muối clorua và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2, tỉ khối hơi của Y so với H2 là 5,2. Khối lượng Al trong hỗn hợp X là
A. 10,8.
B. 14,85.
C. 16,2.
D. 13,5.
Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là:
A. KOH.
B. NaCl.
C. AgNO3.
D. CH3OH
Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho a gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,32M và NaNO3 0,8M, thu được dung dịch Z chứa b gam các chất tan đều là muối trung hòa và 1,792 lít khí NO ( ở đktc). Dung dịch Z phản ứng với dung dịch KOH dư thấy có 68,32 gam KOH phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 183a = 50b. Giá trị của b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 120,00.
B. 118,00.
C. 115,00.
D. 117,00.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe3O4 ( trong điều kiện không có không khí thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành hai phần: Cho 1 phần tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2 ở đktc và m gam chất rắn. Hòa tan hết m gam chất rắn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa 82,8 gam muối và 0,6 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
Hòa tan hết phần 2 trong 12,97 lít dung dịch HNO3 1M, thu được hỗn hợp khí Y ( gồm 1,25 mol NO và 1,51 mol NO2) và dung dịch A chứa các chất tan đều là muối, trong đó có a mol Fe(NO3)3.
Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,10.
B. 1,50.
C. 1,00.
D. 1,20.
Quặng sắt manhetit có thành phần là
A. FeS2
B. Fe3O4
C. FeCO3
D. Fe2O3
Chất rắn X là hợp chất của crom, khi cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo kết tủa màu vàng. X không phải chất nào dưới đây?
A. CrO3
B. Na2CrO4
C. K2Cr2O7
D. Cr(OH)3
Phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa H2S và FeCl3 trong dung dịch là:
A. H2S + 2Fe3+ →S + 2Fe2+ + 2H+
B. Không có vì phản ứng không xảy ra
C. 3H2S + 2Fe3+ → Fe2S3 + 6H+
D. 3S2- + 2Fe3+ →Fe2S3
Cho 4 nhận xét sau
(1) Hỗn hợp Na2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư
(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng dư
(4) Hỗn hợp FeS + CuS (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
Số nhận xét đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dd chứa hỗn hợp gồm x mol Cu(NO3)2 và y mol H2SO4, thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí (gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của (y – x ) là
A. 0,26.
B. 0,25.
C. 0,23.
D. 0,22.
Cho các chất: Al, Fe và các dung dịch: Fe(NO3)2, AgNO3, NaOH, HCl lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một. Số phản ứng oxi hóa khử khác nhau nhiều nhất có thể xảy ra là
A. 7
B. 10
C. 9
D. 8
Hòa tan hết 8,53 gam hỗn hợp E chứa Mg, ZnO, ZnCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (x mol) và H2SO4 (y mol) thu được dung dịch X chỉ chứa 26,71 gam muối trung hòa và 2,464 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, CO2 với tổng khối lượng 2,18 gam. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 56,465 gam kết tủa. Giá trị của (x+y) là?
A. 0,260
B. 0,262
C. 0,255
D. 0,276
Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl.
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO.
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Dung dịch HCl, H2SO4 loãng nóng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hóa nào ?
A. +2.
B. +3.
C. +4.
D. +6.
Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch H2SO4 0,1M(vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 6,81g
B. 4,81g
C. 3,81g
D. 5,81g
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4;
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội;
(3) Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4;
(4) Cho lá kim loại Ni nguyên chất vào dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng ?
A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.
D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
Cho x gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 (tỉ lệ mol 8:2:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, thu được dung dịch B chỉ chứa muối và 0,1185 mol hỗn hợp 2 khí SO2 và CO2 có tổng khối lượng y gam. Dung dịch B hòa tan tối đa 0,2x gam Cu. Giá trị của (x + y) là ?
A. 18,047.
B. 14,842.
C. 16,304.
D. 15,231.
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục a mol khí Cl2 vào dung dịch chứa 2a NaOH;
(b) Hấp thụ hết a mol CO2 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3;
(c) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 2a mol HCl;
(d) Cho hỗn hợp 2a mo Fe2O3 và a mol Cu vào dung dịch chứa 12a mol HCl;
(e) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa 2,5a mol HNO3, thấy thoát ra khí N2O duy nhất.
(f) Cho a mol NaHS vào dung dịch chứa a mol KOH.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chỉ chứa hai muối là
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 3. Đốt cháy m gam hỗn hợp X bằng hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và các muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Z bằng một lượng vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch T. Cho AgNO3 dư vào T thu được 154,3 gam kết tủa. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,1 mol NO; dung dịch Q. Cô cạn cẩn thận dung dịch Q thu được 95,4 gam chất rắn khan. Số mol của khí Cl2 có trong Y là?
A. 0,25
B. 0,30
C. 0,40
D. 0,35
Kim loại đồng không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng
B. FeCl3
C. HCl
D. hỗn
Cho luồng khí CO dư đi qua 5,64 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 rồi nung nóng. Khí sinh ra sau phản ứng cho qua dung dịch nước vôi trong dư có 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 4,63 g
B. 4,0 g
C. 4,36 g
D. 4,2 g
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y là
A. 10,21%.
B. 15,16%.
C. 18,21%.
D. 15,22%.
Cho 30,9 gam hỗn hợp Y gồm FeO, Mg(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch loãng chứa 190,4 gam KHSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa 208,3 gam muối trung hòa và 3,36 lit hỗn hợp T gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của T so với không khí bằng . Tỷ lệ số mol FeO : Al trong hỗn hợp Y là?
A. 1:1.
B. 1:2.
C. 3:2.
D. 2:3.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M gồm Fe, FeCO3, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít hỗn hợp khí E có tỉ khối so với He bằng 7,5 và dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác hòa tan hoàn toàn hỗn hợp M trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa 33,88 gam muối và 1,12 lit hỗn hợp khí T gồm NO và CO2. Biết các thể tích khí đo ở đktc và NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là
A. 20,265.
B. 15,375.
C. 9,970.
D. 11,035.
Hòa tan hết 14,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3, Zn và ZnCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,68 mol HCl và 0,09 mol KNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,808 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm CO2, NO và H2 (0,04 mol). Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là:
A. 34,36
B. 40,16
C. 32,52
D. 38,45
Kim loại Cu không tan trong dung dịch
A. HNO3 đặc nóng.
B. H2SO4 đặc nóng.
C. HNO3 loãng.
D. H2SO4 loãng.
Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn?
A. Gắn đồng với kim loại sắt.
B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt.
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt.
Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2.
B.
C. Cr(OH)3 + 3HCl →CrCl3 + 3H2O
D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O
Nếu cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt.
B. trắng xanh.
C. xanh lam.
D. nâu đỏ.
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
Cho các thí nghiệm sau
(a) cho CaC2 tác dụng với nước
(b) cho Mg vào dung dịch HCl
(c) cho Fe vào dung dịch FeCl3
(d) cho BaCl2 vào dung dịch Na2SO4
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4