265 bài tập sắt và một số kim loại quan trọng ôn thi Đại học có lời giải (p2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho m gam hỗn hợp  X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 tỷ lệ mol tương ứng là 8 : 1 : 2 , tan hết trong dung dịch H2SO4 (đặc/nóng). Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối và 2,6544 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2 (đktc). Biết Y phản ứng được với tối đa 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m’ gam kết tủa. Giá trị của m’ là :

A. 11,82

B. 12,18

C. 18,12

D. 13,82

Câu 2:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 63.

B. 18.

C. 73.

D. 20.

Câu 3:

Cho m gam hỗn hợp A gồm FexOy,  Fe và Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3 9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m+60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc các phản ứng thu được (m – 6,04) gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Y so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 21,0.

B. 23,0.

C. 22,0.

D. 24,0.

Câu 4:

Cho m gam Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,4 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 25,2.

B. 19,6.

C. 22,4.

D. 28,0.

Câu 5:

Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là

A. FeCl3, NaCl.

B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl.

C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3.

D. FeCl2, NaCl.

Câu 6:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

A. AgNO3 và FeCl2.

B. AgNO3 và FeCl3.

C. Na2CO3 và BaCl2.

D. AgNO3 và Fe(NO3)2.

Câu 7:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Fe (tỉ lệ khối lượng tương ứng là 6 : 7) vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 3 chất tan có tỉ lệ mol là 2 : 1 : 1 và 672 ml khí H2 (dktc). Nhỏ dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X , sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và x gam kết tủa. Giá trị của x là :

A. 10,045

B. 10,315

C. 11,125

D. 8,61

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(a). Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

(b). Bột nhôm trộn với bột sắt(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(c). Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(d). Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

(e). Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 9:

Cho các phát biểu sau:

(1). Các hợp sắt (Fe3+) chỉ có tính oxi hóa.

(2). Axit (vô cơ) có bao nhiêu nguyên tử H trong phân tử thì có bấy nhiêu nấc.

(3). Các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc 1 và số nguyên tử H lớn hơn 4 khi tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C) thì luôn thu được anken. 

(4). Các chất Al, Al2O3, NaHCO3, (NH4)2CO3 là các chất lưỡng tính.

(5). Dầu máy và dầu ăn có cùng thành phần nguyên tố. 

(6). Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta có thể dùng nước Br2.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10:

Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch chứa AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các phát biểu sau:

(a). Cho dung dịch HCl vào E thấy có kết tủa trắng xuất hiện.

(b). Từ dung dịch E ta có thể điều chế được 3 kim loại.

(c). Cho dung dịch HCl vào E thấy có phản ứng hóa học xảy ra. 

(d). Dung dịch E có thể tác dụng được với kim loại Cu.

(e). Chất rắn Z chỉ chứa Ag. 

Tổng số phát biểu chắc chắn đúng là?

A. 3

B. 4

B. 5

C. 2

Câu 11:

Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Al, Mg. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với oxi sau một thời gian thu được m + 0,48 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y phản ứng với HNO3 loãng dư thu được 1,12 lít NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn Z được m +30,3 gam chất rắn khan.  Số mol HNO3 phản ứng là.

A. 0,58

B. 0,48

C. 0,52

D. 0,64

Câu 12:

Hòa tan hết 26,92 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong V lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 1M; NaNO3 0,5M kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa m gam muối, không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,32 gam bột Cu. Nếu cho dung dịch KOH dư vào Y, thu được 29,62 gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 38,25

B. 42,05

C. 45,85

D. 79,00

Câu 13:

Cho biết Fe có số hiệu bằng 26. Ion Fe3+ có số electron lớp ngoài cùng là:

A. 13.

B. 2.

C. 8.

D. 10.

Câu 14:

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là ?

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 15:

Dẫn luồng khí H2 đến dư qua ống sứ chứa hỗn hợp gồm Al2O3, CuO, MgO, Fe3O4 nung nóng, kết thúc phản ứng lấy phần rắn X trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thu được dung dịch Y. Các muối có trong dung dịch Y là.

A. AlCl3, MgCl2, FeCl3, CuCl2

B. MgCl2, AlCl3, FeCl2

C. MgCl2, AlCl3, FeCl2, CuCl2

D. AlCl3, FeCl3, FeCl2, CuCl2

Câu 16:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng.

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.

(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl2.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 17:

Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho 0,04 mol Cu vào X, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 19,424.

B. 23,176.

C.18,465.

D. 16,924.

Câu 18:

Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (tỉ lệ số mol 3:5) tác dụng với 200 ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Z và 16,24 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho dung dịch HCl dư vào T thu được 1,344 lít (đktc) khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:

A. 0,25M và 0,15M.

B. 0,15M và 0,25M.

C. 0,5M và 0,3M.

D. 0,3M và 0,5M.

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp E gồm Al (a mol), Zn (2a mol), Fe (a mol), 0,12 mol NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với  dung dịch chứa 1,08 mol H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,24 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H với tổng khối lượng 4,4 gam. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 85,96) gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1,27 lít dung dịch KOH. Phần trăm khối lượng của đơn chất Fe trong E là ?

A. 9,95%

B. 8,32%

C. 7,09%

D. 11,16%

Câu 20:

Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 5,4m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với :

A. 9,0

B. 5,64

C. 6,12

D. 9,5

Câu 21:

Cho phương trình hóa học: 

FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + NO2 + H2O.

Biết tỉ lệ số mol NO và NO2 là 3 : 4. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là những số nguyên tối giản thì hệ số của HNO3

 

 

A. 76.

B.  63.

C. 102.

D. 39.

Câu 22:

Cho các phương trình ion rút gọn sau :

a) Cu2+ + Fe  Fe2+ + Cu

b) Cu + 2Fe3+  2Fe2+ + Cu2+

c) Fe2+ + Mg  Mg2+ + Fe

Nhận xét đúng là :

 

A. Tính khử của : Mg > Fe > Fe2+ > Cu

B. Tính khử của : Mg > Fe2+ > Cu > Fe

C. Tính oxi hóa của : Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+

D. Tính oxi hóa của:Fe3+>Cu2+ >Fe2+ >Mg2+

Câu 23:

Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là

A. 19,424.

B. 16,924.

C. 18,465.

D. 23,176.

Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,12 mol HCl và 0,08 mol NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Nếu cũng cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol của Fe(NO3)2 có trong m gam X là?

A. 0,03

B. 0,04

C. 0,05

D. 0,02

Câu 25:

Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ?

A. ZnO.

B. Zn(OH)2.

C. ZnSO4.

D. Zn(HCO3)2.

Câu 26:

Để loại tạp chất CuSO4 khỏi dung dịch FeSO4 để thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết. ta làm như sau :

A. Ngâm lá đồng vào dung dịch.

B. Cho AgNO3 vào dung dịch.

C. Ngâm lá kẽm vào dung dịch.

D. Ngâm lá sắt vào dung dịch.

Câu 27:

Chọn phát biểu sai:

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.

B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

D. Na2CrO4 là muối có màu da cam.

Câu 28:

Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là:

A. 75,75 gam

B. 89,7 gam

C. 54,45 gam

D. 68,55 gam

Câu 29:

Cho a mol sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (có chứa 3a mol HNO3). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và khí B không màu hoá nâu ngoài không khí. Biết B là sản phẩm duy nhất của sự khử . Phát biểu nào sau đây sai:

A. Dung dịch A chứa hai muối.

B. Trong thí nghiệm trên đã xảy ra tất cả 4 phản ứng.

C. Dung dịch A có khả năng phản ứng với cả Cu và Cl2.

D. Khi cho HCl vào dung dịch A thấy có khí B tiếp tục bay lên.

Câu 30:

Hòa tan hết 15,12 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và Al2O3 cần dùng 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho 700 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 10,08 gam

B. 17,88 gam

C. 12,38 gam

D. 14,68 gam

Câu 31:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) H2S vào dung dịch CuSO4

(3) HI vào dung dịch FeCl3;

(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3

(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2

(6) CuS vào dung dịch HCl. 

Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 32:

Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp FeS2, FeS, CuS và Cu2S vào 250 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 18,64 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 26,75 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO2. Giá trị của m gần nhất với?

A. 7,2

B. 7,8

C. 3,6

D. 5,0

Câu 33:

Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu, Fe2O3 và CuO, trong đó oxi chiếm 10% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm HCl 0,74M và NaNO3 0,1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa (m+29,37) gam muối trung hoà và 0,448 lít khí N2 (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,67 mol KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22,4.

B. 20,6.

C. 16,2.

D. 18,4.

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2

(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2.

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

 

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 35:

Cho các phát biểu sau:

(a). K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.              

(b). Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.

(c). Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại    

(d). Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

(e). Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.

(f). CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 2

Câu 36:

Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là :  

A. 13,8

B. 16,2

C. 15,40

D. 14,76

Câu 37:

Cho Fe  tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?

A. N2.

B. N2O.

C. NO.

D. NO2.

Câu 38:

Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tào hỏa. Kim loại X là?

A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Al.

Câu 39:

Khử hoàn toàn 32 gam CuO bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là.

A. 25,6.

B. 19,2.

C. 6,4.

D. 12,8.

Câu 40:

Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. 2Fe + 6H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

B. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3+ H2O.

C. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2+ H2O.

D. 3Cu + 8HNO3(loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO+ 4H2O.