265 bài tập Sắt và một số kim loại quan trọng ôn thi đại học có lời giải (p3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho các phát biểu sau:
(1). Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
(2). Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit.
(3). Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.
(4). CrO3 là oxit axit, tác dụng với H2O chỉ tạo ra một axit.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Cho hỗn hợp gồm 8,40 gam Fe và 10,56 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là.
A. 65,46 gam.
B. 41,10 gam.
C. 58,02 gam.
D. 46,86 gam.
Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là :
A. 13,8
B. 16,2
C. 15,40
D. 14,76
Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là
A. Mg, Cu và Ag.
B. Zn, Mg và Ag.
C. Zn, Mg và Cu.
D. Zn, Ag và Cu.
Crom(VI) oxit (CrO3) có màu gì ?
A. Màu vàng.
B. Màu đỏ thẫm.
C. Màu xanh lục.
D. Màu da cam.
Hoà tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2.
B. 5,6.
C. 2,8.
D. 8,4.
Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng.
B. HCl đặc, nguội.
C. HNO3 đặc, nguội.
D. HCl loãng.
Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl.
B. HNO3 loãng.
C. H2SO4 loãng.
D. KOH.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1). Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(2). Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(3). Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(4). Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(5). Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào H2O dư.
(6). Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Hoà tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al, Fe3O4 và Al2O3 bằng dung dịch chứa x mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z gồm 0,1 mol NO2 và 0,04 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Phản ứng với dung dịch NaOH 1M đến khi khối lượng kết tủa không thay đổi nữa thì vừa hết V ml, thu được 7,49 gam một chất kết tủa.
- Phần 2: Phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 30,79 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
A. 420
B. 450
C. 400
D. 360
Oxit nào sau đây là oxit axit?
A. CrO3.
B. FeO.
C. Cr2O3.
D. Fe2O3.
Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là
A. H2S.
B. AgNO3.
C. NaOH.
D. NaCl.
Cho 11,7 gam hỗn hợp Cr và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, đun nóng, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối trong X là
A. 29,45 gam.
B. 33,00 gam.
C. 18,60 gam.
D. 25,90 gam.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl.
(c) Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit vào dung dịch HCl loãng dư thu được a mol H2 và dung dịch có chứa 45,46 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+ ) và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,07 mol NO2. Cho từ từ 360 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được 10,7 gam một kết tủa suy nhất. Giá trị của a là:
A. 0,05
B. 0,04
C. 0,06
D. 0,07
Hòa tan hết 17,4 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 36,0 gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Biết khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6. Giá trị của V là.
A. 3,36 lít
B. 2,688 lít
C. 8,064 lít
D. 2,016 lít
Cho hỗn hợp X chứa 29,8 gam Cu và Fe(OH)3 vào 450 ml dung dịch HCl 1M thu. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là?
A. 12,25
B. 6,95
C. 8,95
D. Đáp án khác
Hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3 và CuO (trong đó CuO chiếm 50% số mol hỗn hợp). Khử hoàn toàn a mol X bằng lượng khí CO (dùng dư), lấy phần rắn cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5; đo đktc) và dung dịch chứa 37,5 gam muối. Phần trăm số mol của Fe2O3 có trong X là?
A. 27,78%.
B. 16,67%.
C. 33,33%.
D. 22,22%.
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại?
A. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.
C. Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây kim loại Fe dư trong khí Cl2.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(3) Đốt nóng hỗn hợp Fe và S (trong chân không).
(4) Cho kim loại Fe vào lượng dư dung dịch HCl.
(5) Cho 1,5a mol Fe tan hết trong dung dịch chứa 5a mol HNO3 (NO là sản phẩm khử duy nhất).
(6) Cho 0,1 mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 0,03 mol HNO3 và HCl (dư), (NO là sản phẩm khử duy nhất).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được muối sắt(II)?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,06 mol HNO3 và 0,71 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 61,96) gam hỗn hợp muối và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 1,32 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thu được 211,77 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong X gần nhất với:
A. 36,42%
B. 30,30%
C. 54,12%
D. 38,93%
Hai dung dịch nào sau đây đề tác dụng với kim loại Fe?
A. HCl, CaCl2.
B. CuSO4, ZnCl2.
C. CuSO4, HCl.
D. MgCl2, FeCl3.
Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe(OH)3.
D. Fe3O4.
Dung dịch K2Cr2O7 có màu gì?
A. Màu lục thẫm.
B. Màu vàng.
C. Màu da cam.
D. Màu đỏ thẩm.
Cho 36 gam FeO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 1,00.
B. 0,75.
C. 0,50.
D. 1,25.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,82 mol HCl thu được dung dịch Y có chứa 32,5 gam FeCl3. Giá trị của m là:
A. 21,09
B. 22,45
C. 26,92
D. 23,92
Tiến hành các thí nghiệm sau
(1). Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.
(2). Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(3). Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).
(4). Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(5). Điện phân Al2O3 nóng chảy.
Số thí nghiệm tạo thành kim loại là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Cho các phát biểu sau:
(1). Cr và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính và tính khử.
(2). Cr2O3 và CrO3 đều là chất rắn, màu lục, không tan trong nước.
(3). H2CrO4 và H2Cr2O7 đều chỉ tồn tại trong dung dịch.
(4). CrO3 và K2Cr2O7 đều có tính oxi hóa mạnh.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 (vừa đủ) thu được 0,06 mol CO2 và dung dịch Y có chứa 48,32 gam hỗn hợp muối sắt sunfat. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 98,08
B. 27,24
C. 101,14
D. 106,46
Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y và 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là.
A. 14,1%
B. 21,1%
C. 10,8%
D. 16,2%
Phương trình hóa học nào sau đây Sai?
A. Cr2O3 + 2Al Al2O3 + 2Cr.
B. AlCl3 + 3AgNO3 Al(NO3)3 + 3Ag
C. Fe2O3 + 8HNO3 2Fe(NO3)3 + 2NO2 + 4H2O.
D. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O.
Đun nóng hỗn hợp chứa 2,16 gam Al và 4,64 gam Fe3O4 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Fe. Giá trị của m là.
A. 2,52 gam
B. 3,36 gam
C. 5,04 gam
D. 1,12 gam
Thí nghiệm nào sau đây không tạo thành kim loại sau khi kết thúc phản ứng?
A. Dẫn luồng khí NH3 đến dư qua ống sứ chứa CrO3.
B. Cho lượng dư bột Mg vào dung dịch FeCl3.
C. Nhiệt phân AgNO3.
D. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Hòa tan hoàn toàn 19,76 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,6 mol HCl thu được dung dịch Y và a mol khí H2. Cô cạn Y thu được 37,54 gam muối khan. Giá trị của a là:
A. 0,08
B. 0,07
C. 0,06
D. 0,05
Cho hỗn hợp X gồm CuO và (NH4)2CO3 vào bình kín không có không khí rồi nung đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y có khối lượng giảm so với khối lượng X là 14,4 gam. Mặt khác cho Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất rắn T có khối lượng giảm so với khối lượng của Y là 8 gam. Phần trăm khối lượng của CuO trong X?
A. 52,82%
B. 28,65%
C. 43,13%
D. 76,92%
Hòa tan 17,32 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 cần vừa đúng dung dịch hỗn hợp gồm 1,04 mol HCl và 0,08 mol HNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8 gồm hai khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 20,8 gam chất rắn. Cho toàn bộ lượng X trên vào nước dư thì khối lượng chất rắn còn lại là?
A. 9,16
B. 12,88
C. 14,46
D. 11,34
Thể tích dung dịch KMnO4 0,1 M cần để phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch FeSO4 0,5M (trong H2SO4 loãng) là:
A. 500 ml.
B. 200 ml.
C. 250 ml.
D. 100 ml.
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa CO (đktc). Nung nóng bình 1 thời gian, sau đó làm lạnh tới 0oC. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H2 là 15,6. Số gam chất rắn còn lại trong bình sau khi nung là
A. 36,0.
B. 35,5.
C. 28,0.
D. 20,4.
Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng là
A. 0,2 và 0,3.
B. 0,2 và 0,02.
C. 0,1 và 0,03.
D. 0,1 và 0,06.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe3O4 vào lượng dư dung dịch HCl loãng.
(2) Cho bột Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(3) Cho bột Cu đến dư vào dung dịch FeCl3.
(4) Sục khí NO2 vào lượng dư dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4