270 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho phản ứng hóa học Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng xảy ra

A. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

B. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+

C. Sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu

D. Sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu

Câu 2:

Lấy 1 hỗn hợp bột Al và Fe2O3 đem phản ứng nhiệt nhôm (không không khí). Để nguội sản phẩm sau đó chia thành 2 phần không đều nhau. P1 cho tác dụng với dd NaOH dư thu 8,96 (lit) H2 đktc) và phần ko tan có khối lượng bằng 44,8% khối lượng P1. P2 hoà tan hoàn toàn trong dd HCl thu 2,688 (lit) H2 (đktc). Tính m hh ban đầu.

A. 57,5

B. 83,21

C. 53,20           

D. 50,54

Câu 3:

Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 1,44 gam

B. 2,52 gam

C. 1,68 gam

D. 1,68 gam

Câu 4:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2. Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 ). Giá trị của m là

A. 10,80 gam

 B. 13,68 gam

C. 13,92 gam

D. 12,48 gam

Câu 5:

Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất

A. Fe(NO3)2và AgNO3.

 B. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)3.

D. Fe(NO3)3và AgNO3.

Câu 6:

Cho 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa hết với 260 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m (gam) chất rắn. Giá trị của m là

A. 7,6 gam

B. 8,0 gam

C. 9,6 gam

D. 11,2 gam

Câu 7:

Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 18,0

B. 15,0

C. 8,5

D. 16,0

Câu 8:

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là

A. 30 gam

B. 25 gam.

C. 15 gam.

D. 20 gam

Câu 9:

Cho 2,24 gam Fe tác dụng với oxi, thu được 3,04 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 2 oxit. Để hòa tan hết X cần thể tích dung dịch HCl 2M là

A. 25 ml.

B. 150 ml.

C. 50 ml.

D. 100 ml

Câu 10:

Cho thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 điện cực bằng grafit, điện cực và bình điện phân bố trí như hình vẽ, đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì kết thúc quá trình điện phân. Kết luận nào sau đây đúng?

 A. Trên catot xảy ra quá trình khử Cu2+, trên điện cực có kim loại đồng màu đỏ bám lên.

B. Trên catot xảy ra quá trình oxi hóa Cu2+, trên điện cực có kim loại đồng màu đỏ bám lên.

 C. Trên anot xảy ra quá trình oxi hóa H2O, sau thí nghiệm có khí H2 thoát ra.

 D. Trên anot xảy ra quá trình khử H2O, sau thí nghiệm có khí O2 thoát ra

Câu 11:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là

A. 3,84.

B. 0,64.

C. 3,20

D. 1,92

Câu 12:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HNO3 không tạo ra sản phẩm khí?

A. FeO.

B. FeO và Fe3O4.

C. Fe3O4.

D. Fe2O3.

Câu 13:

Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 2,24 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe thu được là

A. 16 gam.

B. 18 gam.

C. 15 gam.

D. 17 gam.

Câu 14:

Cho 41,68 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 50,4% đun nóng khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít NO2 (đktc), dung dịch G và 17,28 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,72 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên, khí NO2là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng dung dịch HNO350,4% tối thiểu để hòa tan hoàn toàn 41,68 gam hỗn hợp F là

A. 112,5 gam

B. 95,0 gam

C. 85,0 gam

D. 125,0 gam

Câu 15:

Cho sơ đồ chuyển hóa quặng đồng thành đồng:

 

Hai chất X, Y lần lượt là

A. CuS, CuO

B. Cu2S, CuO

C. Cu2S, Cu2S

D. Cu2S, CuO

Câu 16:

Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3,Cu(NO3)2và HCl đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot, quá trình điện phân ở catot được thực hiện đến giai đoạn

A. Vừa hết Fe3+.

B. Vừa hết H+.

C. vừa hết Cu2+.

D. Vừa hết Fe2+.

Câu 17:

Dung dịch nào dưới đây không hòa tan được kim loại Cu?

A. Dung dịch FeCl3

B. Dung dịch hỗn hợp NaNO3và HCl

C. Dung dịch HNO3đặc, nguội.

D. Dung dịch NaHSO4

Câu 18:

Cho 45,24 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4(tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và hỗn hợp rắn C. Thêm dung dịch NaOH dư vào B được kết tủa D, nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 46,00 gam chất rắn E. Giá trị gần nhất của m là

A. 6,8.

B. 7,4

C. 3,6

D. 12,0

Câu 19:

Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X (vẫn còn màu xanh) và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là

A. 0,4.

B. 0,6.

C. 0,3.

D. 0,5.

Câu 20:

Hòa tan hết 20,8 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 180 gam dung dịch HNO3 46,2% thu được dung dịch X (không chưa muối amoni). Cho X phản ứng với 500 ml dung NaOH 1M và KOH 0,8M, đều thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp 28 gam Fe2O3và CuO. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp chất răn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 66,18 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăn của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 12

B. 27

C. 16

D. 11

Câu 21:

Hòa tan 68,52g hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng còn dư 25,6g chất rắn và dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 166,460 gam

B. 212,38 gam

C. 213,44 gam

D. 232,36 gam

Câu 22:

Hòa tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp X chứa Fe và Mg bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 1,344 lít khí (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là

A. 17,22

B. 18,16

C. 19,38

D. 21,54

Câu 23:

Có 3 mẫu chất rắn đã được nhuộm đồng màu: Fe; FeO; Fe2O3. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết đồng thời 3 chất này

A. HCl.

B. H2SO4 đặc.

C. HNO3 loãng.

D. CuSO4 loãng

Câu 24:

Điện phân 200ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 1M trong thời gian 5790 giây với cường độ dòng điện một chiều I = 2,5 A. Ngắt dòng điện rồi cho ngay 200 ml dung dịch HNO3 0,5M vào bình điện phân, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là

A. 0,28

B. 0,56

C. 1,40

D. 1,12

Câu 25:

Cho 17,80 gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,40M và H2SO4 0,50M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của m và V là:

 A. 10,68 và 3,36.

B. 10,68 và 2,24.

C. 11,20 và 3,36.

D. 11,20và 2,24.

Câu 26:

Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt là Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống. CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4. Cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thì thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đo ở đktc). Giá trị m1, m2 và số mol của HNO3 phản ứng lần lượt là:

A. 18,560; 19,700 và 0,91 mol.

B. 20,880; 19,700 và 0,81 mol.

C. 18,560; 20,685 và 0,81 mol.

D. 20,880; 20,685 và 0,91 mol.

Câu 27:

Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoan toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20,25

B. 19,45

C. 19,05

D. 22,25

Câu 28:

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng của oxit sau phản ứng giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

A. 0,27

B. 2,7

C. 0,54

D. 1,12

Câu 29:

Cho khí CO dư đi hỗn hợp X gồm CuO, FeO và MgO nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch FeCl3 dư thu được chất rắn Z. Vậy Z là

A. Cu và MgO

B. Cu, Al2O3 và Mg

C. MgO

D. Cu

Câu 30:

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Cu vào 600 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chứa 3 muối (không có AgNO3) có khối lượng giảm 50 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

 A. 64,8

B. 17,6

C. 114,8

D. 14,8

Câu 31:

Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:

    X + Y → không xảy ra phản ứng        X + Cu → không xảy ra phản ứng

    Y + Cu → không xảy ra phản ứng      X + Y + Cu → xảy ra phản ứng

 X, Y có thể

A. NaNO3 và NaHCO3.

 B. NaNO3 và NaHSO4.

 C. Fe(NO3)3 và NaHSO4.

D. Mg(NO3)2 và KNO3.

Câu 32:

Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Cho các kết luận sau:

(a) Giá trị của m là 82,285 gam.

(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.

(c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là 18,638 .

(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.

(e) Số mol của Mg trong X là 0,15 mol.

Số kết luận không đúng là

 A. 1.

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 33:

Cho X là một oxit của sắt có đặc điểm là khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì tạo ra dung dịch Y. Biết dung dịch Y vừa có khả năng hòa tan Cu, vừa có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4. X là

A.  FeO.

B.  Fe3O4.

C.  Fe2O3.

D.  Fe2O3 hoặc Fe3O4.

Câu 34:

Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau phản ứng thu được 3,88 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,925 gam bột Zn vào dung dịch Y sau phản ứng thu được 5,265 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là

A.  3,17.

B.  2,56.

C.  3,2.

D.  1,92

Câu 35:

Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 5m gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 49 ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị của m là

A.  2,32.

B.  7,20.

C.  5,80

D.  4,64.

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Thành phần chính của gỉ sắt là Fe3O4. xH2O.

B. Thành phần chính của gỉ đồng là Cu(OH)2. CuCO3.

 C. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

D. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Câu 37:

Cho các phản ứng sau

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3.

Cu + Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + Fe(NO3)2.

 Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu.

Dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử là

A. Fe2+, Cu, Ag, Fe.

B. Fe2+,Ag, Cu, Fe.

C. Ag, Cu, Fe2+, Fe.

D. Ag, Fe2+, Cu, Fe.

Câu 38:

Cho khí CO dư đi hỗn hợp X gồm CuO, FeO và MgO nung nóng thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch FeCl3 dư thu được chất rắn Z. Vậy Z là

A. Cu và MgO

B. Cu, Al2O3 và MgO

C. MgO

D. Cu

Câu 39:

Cho 10,88 gam X gồm Cu, Fe, Mg tác dụng với clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2  (đktc). % khối lượng của Cu trong X là

A. 67,92%

B. 58,82%

C. 37,23%

D. 43,52%