270 Bài tập Kim loại kiềm, Kiềm thổ, Nhôm ôn thi Đại học có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. HCl.

B. Na2CO3.

C. H2SO4.

D. NaCl.

Câu 2:

Cho các phát biểu sau:

a. Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.

  b. Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

  c. Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

d. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3:

Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp chứa đồng thời Al2(SO4)3 và Na2SO4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của a là?

A. 0,40

B. 0,45

C. 0,48

D. 0,50

Câu 4:

Kim loại tan được trong dung dịch NaOH là:

A. Fe

B. Cr

C. Mg

D. Zn

Câu 5:

Cho m gam Na và Al vào nước thu được 4,48 lít khí H2(đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp trên vào NaOH dư thu được 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 10,4

B. 10,0

C. 8,85

D. 12,0

Câu 6:

Chọn phát biểu đúng:

A. Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3 và MgCO3.

B. Có thể dùng dung dịch HCl để làm mềm nước cứng tạm thời.

C. Dung dịch NaHCO3 làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

D. Thạch cao sống có thành phần chính là CaSO4.H2O

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O, bền ở nhiệt độ thường.

B. CaCO3 là nguyên liệu được dùng trong ngành công nghiệp gang, thép.

C. Công thức hóa học của phèn chua là NaAl(SO4)2.124H2O.

D. Các kim loại Na và Ba đều khử được nước ở điều kiện thường.

Câu 8:

Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch có chứa đồng thời b mol KAlO2 và 2b mol KOH, kết quả thí nghiệm được mô tả bằng đồ thị sau:

Giá trị của a là

A. 0,325.

B. 0,375.

C. 0,400.

D. 0,350.

Câu 9:

Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch loãng chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, Cr, Cr2O3, Si, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 10:

Cho 19,03 gam hỗn hợp X gồm Na2O, K2O, CaO, BaO và Al (trong đó oxi chiếm 11,771% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng chất tan có trong Y là? (giả sử muối có dạng AlO2-)

A. 26,15.

B. 24,55.

C. 28,51.

D. 30,48.

Câu 11:

Phèn chua có công thức là.

A. KAl(SO4)2.12H2O

B. LiAl(SO4).12H2O

C. NaAl(SO4)2.12H2O

D. (NH4)Al(SO4)2.12H2O

Câu 12:

Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 13:

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp gồm x mol HCl và y mol ZnCl2, kết quả của thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tổng (x +y + z) là

A. 0,9.

B. 2,0.

C. 1,1.

D. 0,8.

Câu 14:

Hoà tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4­ 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  29.

B.  28.

C.  30.

D.  27.

Câu 15:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,72.

B. 1,56.

C. 1,66.

D. 1,2.

Câu 16:

Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 17:

Trộn 1000 ml dung dịch X chứa NaOH 0,86M và Ba(OH)2 0,5M với V lít dung Y chứa HCl 1M và H2SO4 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z có pH = 1 và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 186,4.

B. 233,0.

C. 349,5.

D. 116,5.

Câu 18:

Nung hỗn hợp gồm Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H2  và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,56 mol NaOH thu được m gam kết tủa (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là:

A. 4,30.

B. 5,16.

C. 2,58.

D. 3,44.

Câu 19:

Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?

A. Dễ tan trong nước.

B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. oxit lưỡng tính.

D. Dùng để điều chế nhôm.

Câu 20:

Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Đến khi kết thúc phản ứng được 4,48 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong X là

A. 2,88%

B.97,12%

C. 40,00%

D. 60,00%

Câu 21:

Dung dịch A chứa H2SO4 0,5M; B là dung dịch chứa NaOH 0,8M. Người ta đổ V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B. Thu được dung dịch C có PH = 2. Tỷ lệ của V1 : V2 là :

A. 7:9

B. 9:7

C. 11:9

D. 9:11

Câu 22:

Cho các cặp dung dịch sau:

(1)  NaAlO2 và AlCl3 ;

(2)  NaOH và NaHCO3

(3)  BaCl2 và NaHCO3 ;

(4)  NH4Cl và NaAlO2 ;    

(5)  Ba(AlO2)2 và Na2SO4;

(6)  Na2CO3 và AlCl3     

(7)  Ba(HCO3)2  và NaOH.

(8)  CH3COONH4 và HCl        

(9)  KHSO4 và NaHCO3

(10) FeBr3 và K2CO3

Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là:

A. 9.

B. 6.

C. 8.

D. 7.

Câu 23:

Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?

A. Dung dịch Na2SO4.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch Na2CO3.

D. Dung dịch HCl.

Câu 24:

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Na2CO3, CaCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Câu 25:

Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,4.

B. 27,3.

C. 54,6.

D. 23,4.

Câu 26:

Hòa tan hỗn hợp X gồm m gam Al và Al2O3 trong 1,4 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có khối lượng 2,52 gam khí N2O và NO. Cô cạn dung dịch Y được chất T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được (m+4,8) gam chất rắn. Mặt khác để tác dụng với các chất trong dung dịch Y thì cần tối đa 1,67 lít dung dịch KOH 1M. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X?

A. 25,78%

B. 34,61%

C. 38,14%

D. 40,94%

Câu 27:

Nhttừ dung dch Ba(OH)2 vào ống nghim cha dung dch H2SO4Al2(SO4)3. Đthbiu din sphthuộc khối lượng kết ta theo thể ch dung dch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị nào sau đây của mmax là đúng?

A. 158,3

B. 181,8

C. 172,6

D. 174,85

Câu 28:

Hòa tan hết 8,53 gam hỗn hợp E chứa Mg, ZnO, ZnCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa HNO3 (x mol) và H2SO4 thu được dung dịch X chỉ chứa 26,71 gam muối trung hòa và 2,464 lít hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, CO2 với tổng khối lượng 2,18 gam. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 56,465 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Mg trong E gần nhất với?

A. 26%

C. 30%

C. 42%

D. 45%

Câu 29:

Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,06M thu được 200ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:Cho 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,06M thu được 200ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

A. 13

B. 2

C. 12

D. 7

Câu 30:

Từ mỗi chất: Cu(OH)2, NaCl lựa chọn phương pháp thích hợp (các điều kiện khác có đủ) để điều chế ra các kim loại tương ứng. Khi đó số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều chế được 2 kim loại Cu, Na là:

A. 3

B.4

C. 5

D. 6

Câu 31:

Cho 12,65 gam Na tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl x mol/lít thu được 500ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x là

A. 1,4

B.2,5

C. 2,0

D. 1,0

Câu 32:

Cho hỗn hợp 2,97 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,688 lít ( đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 chỉ thu được m gam hỗn hợp oxit và muối clorua. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 10,2.

B. 9,7.

C. 5,8.

D. 8,5.

Câu 33:

Cho 8,905 gam Ba tan hết vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch giảm 7,545 gam so với ban đầu. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 205

B. 160

C. 180

D. 245

Câu 34:

Có 4 lọ đựng các dung dịch riêng mất nhãn:AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3.Có thể dùng dung dịch nào dưới đây làm thuốc thử để trực tiếp phân biệt được các dung dịch trên?

A. H2SO4

B. AgNO3

C. NaOH

D. Ba(OH)2

Câu 35:

Chất nào sau đây trong thực tế thường được dùng làm bánh xốp :

A. Ba(HCO3)2

B. KCl

C. NH4HCO3

D. Na2CO3

Câu 36:

Kim loại nào sau đây phản ứng mãnh liệt nhất với nước ở nhiệt độ thường?

A. Fe.

B. Na.

C.Mg

D. Al.

Câu 37:

CaO được dùng để làm khô khí nào trong các khí sau?

A. Cl2

B. HCl.

C. NH3

D. CO2

Câu 38:

Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 224.

B. 168.

C. 280.

D. 200.

Câu 39:

Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch X chứa đồng thời Al2(SO4)3, K2SO4 và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 1M  như sau:

Giá trị của x

A. 900.

B. 300.

C. 800.

D. 400.

Câu 40:

Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là

A. 101,68 gam.

B. 88,20 gam.

C. 101,48 gam.

D. 97,80 gam.