280 Bài tập Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm cực hay có lời giải chi tiết (P3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm?
A. Đá rubi.
B. Đá saphia.
C. Quặng boxit.
D. Quặng đôlômit.
Kim loại nào dưới đây trong thực tế được điều chế bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân?
A. Na.
B. Al.
C. Cu.
D. Fe.
Cho m gam một khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau phản ứng hoàn toàn ta được một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là:
A. 2,16.
B. 3,78.
C. 1,08.
D. 3,24.
Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 150.
B. 100.
C. 200.
D. 300.
Nhúng các cặp kim loại dưới đây (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào dung dịch HCl. Trường hợp nào Fe không bị ăn mòn điện hóa?
A. Fe và Cu.
B. Fe và Zn.
C. Fe và Pb.
D. Fe và Ag.
Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Dùng Mg đẩy Al khỏi dung dịch AlCl3.
B. Điện phân nóng chảy AlCl3.
C. Điện phân dung dịch AlCl3.
D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Nung một hỗn hợp bột gồm Cr, Cu, Ag trong oxi dư đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch HCl dư đun nóng thu được dung dịch X và kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y là
A. AgCl
B. Cr, Ag
C. Ag
D. Ag và AgCl
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch X chứa Al2(SO4)3 aM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa thu được và số mol Ba(OH)2 thêm vào được biểu diễn trên đồ thị sau :
Mặt khác, nếu cho 100 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100 ml dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 5,40.
B. 5,45.
C. 5,50.
D. 5,55.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch A, a gam kết tủa B và hỗn hợp khí C. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí C rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch A thu được thêm a gam kết tủa nữa. Trong hỗn hợp X, tỷ lệ mol giữa Al4C3 và CaC2 là
A. 1:1
B. 1:3
C. 2:1
D. 1:2
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al2O3 và NaOH
B. Al2O3 và HCl
C. Al và Fe2O3
D. Al và HCl
Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch HCl.
B. Cr(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Kim loại Cr tan trong dung dịch HCl đun nóng.
D. CrCl3 có tính oxi hoá trong môi trường axit.
Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5a mol/l tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,44
B. 28,7
C. 40,18
D. 43,05
Cho 31,15 gam hỗn hợp bột X gồm Zn và Mg có số mol bằng nhau tan hết trong dung dịch Y chứa NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm N2O và H2. Biết tỷ khối hơi của B so với H2 là 11,5. Giá trị của m gần nhất với
A. 132.
B. 240.
C. 252.
D. 255.
Khi hòa tan kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch muối có nồng độ 18,199%. Kim loại M là
A. Fe.
B. Mg.
C. Zn.
D. Cu.
Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Cu, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được dung dịch B và phần không tan D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn E. Nếu cho khí CO dư đi qua E nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau cùng có chứa
A. Cu và MgO.
B. CuO và Mg.
C. Cu và Mg.
D. Cu, Zn và MgO.
Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AlCl3?
A. AgNO3
B. Ag
C. NaOH
D. dung dịch NH3
Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Mg, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3. Sau phản ứng thu được (m + 6,2 gam) muối khan (gồm 3 muối). Nung muối này tới khối lượng không đổi (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng chất rắn thu được là
A. (m + 1,6) gam
B. (m + 3,2) gam
C. (m) gam
D. (m + 0,8) gam
Trong các kim loại: Fe, Zn, Pb, Mn, Mg, Sr, Cr. Số lượng kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Điện phân nóng chảy Al2O3 khi đó tại anot thoát ra một hỗn hợp khí gồm 10% O2; 20% CO và 70% CO2. Tổng thể tích khí là 6,72 m3 (tại nhiệt độ 8190C và áp suất 2,0 atm). Khối lượng Al thu được tại catot là:
A. 2,16 kg
B. 5,40 kg
C. 4,86 kg
D. 4,32 kg
Một kim loại M tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là
A. Al
B. Ag
C. Zn
D. Fe
Khi nói về quá trình điều chế Al trong công nghiệp, mệnh đề nào dưới đây là không đúng?
A. Trong quặng boxit, ngoài Al2O3 còn có tạp chất là SiO2 và Fe2O3.
B. Cả 2 điện cực của thùng điện phân Al2O3 đều làm bằng than chì.
C. Trong quá trình điện phân, cực âm sẽ bị mòn dần và được hạ thấp dần xuống.
D. Sử dụng khoáng chất criolit sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất.
Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của nó?
A. Al, Mg, Na
B. Na, Ba, Mg
C. Al, Ba, Na
D. Al, Mg, Fe
Cho m gam 1 khối Al hình cầu có bán kính R vào 1,05 lít dung dịch H2SO4 0,1M. Biết rằng sau phản ứng (hoàn toàn) ta được một quả cầu có bán kính R/2. Giá trị của m là
A. 2,16
B. 3,78
C. 1,08
D. 3,24
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn.
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Một bình kín chứa 45,63 gam kim loại M (chỉ có một hóa trị duy nhất) và 56,784 lít O2 (đktc). Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn bằng 75% so với trước phản ứng. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 28,392 lít H2 (đktc). Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Bột của kim loại M cháy trong khí Cl2 ngay trong điều kiện thường.
B. M tan trong cả dung dịch NaOH đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
C. Oxit của M lưỡng tính nhưng không tan trong dung dịch NaOH loãng.
D. M là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất.
Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. Na2SO4, HNO3.
B. HNO3, KNO3.
C. HCl, NaOH.
D. NaCl, NaOH.
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường.
A. Na
B. Fe
C. Mg
D. Al
Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối; 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là:
A. 31,08
B. 29,34.
C. 27,96.
D. 36,04.
Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là :
A. 0,020 và 0,012.
B. 0,020 và 0,120.
C. 0,012 và 0,096.
D. 0,120 và 0,020.
Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau :
- Phần 1: cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2.
- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là ?
A. 7,84.
B. 13,44.
C. 10,08.
D. 12,32.
Để hòa tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 (trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là
A. 62,55
B. 90,58
C. 37,45
D. 9,42
Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị:
Tổng giá trị (x + y) bằng
A. 136,2.
B. 163,2.
C. 162,3.
D. 132,6.
Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Sủi bọt khí.
C. Không hiện tượng.
D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,96.
B. 29,52.
C. 36,51.
D. 1,50.
Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch chứa 0,42 mol HNO3 (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,56 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (đktc). Khối lượng muối trong X là:
A. 22,20 gam.
B. 25,16 gam.
C. 29,36 gam.
D. 25,00 gam.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 7,23 gam.
B. 5,83 gam.
C. 7,33 gam.
D. 6,00 gam.
Hòa tan hết m gam bột nhôm trong dung dịch HCl dư, thu được 0,16 mol khí H2 . Giá trị của m là
A. 2,16 gam
B. 2,88 gam
C. 4,32 gam
D. 1,44 gam
Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,35
B. 0,25
C. 0,15
D. 0,45
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 . Sau khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Ph.ần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25
B. 30
C. 40
D. 15
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ca, CuO, MgO và Fe2O3 vào 800 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau, phần 1 thực hiện quá trình điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cho tới khi khí bắt đầu xuất hiện trên catot thì dừng điện phân, cẩn thận rửa catot, sấy khô và cân lại thì thấy khối lượng catot tăng 2,24 gam. Khi đó thể tích khí thu được trên anot là 1,12 lít. Phần 2, tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 2,408 lít khí CO2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X gần với giá trị nào nhất sau đây.
A. 40%
B. 32%
C. 36%
D. 48%