285 Bài tập Amin, Amino axit, Protein cơ bản, nâng cao có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các nhận định sau:

(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.

(2) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.

(3) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng.

(4) Các amino axit đều có tính lưỡng tính.

(5) Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

(6) Các amin thơm đều độc. Số nhận định đúng là:

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Câu 2:

Cho sơ đồ:

;

;

 Nhận xét đúng là:

A. X1 trùng Y2 và X2 trùng Y1.

B. X2 khác Y1.

C. X1, X2, Y1, Y2 là bốn chất khác nhau.

D. X1 khác Y2.

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức (là đồng đẳng) và hai anken cần đủ 0,2775 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:

A. 2,55

B. 2,69

C. 3,25

D. 2,97

Câu 4:

Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở, thu được 36,52 gam CO2 và 14,67 gam H2O. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan T. Đốt cháy hết T, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 44,2 gam. Biết hai \amino-amino axit tạo nên X, Y, Z no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2; X và Y là đipeptit và có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Tổng số nguyên tử trong ba phần tử của ba peptit là:

 

A. 87

B. 67

C. 92

D. 72

Câu 5:

Peptit X (C8H15O4N3) mạch hở, tạo bởi từ các amino axit dạng NH2-R-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X trong 800 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 31,9 gam.

B. 71,8 gam.

 C. 73,6 gam.

D. 44,4 gam.

Câu 6:

Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: .

 (X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là

A. ClH3N-CH(CH3)-COONa.

B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.

C. ClH3N-(CH2)2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-COONa.

Câu 7:

Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-(CH2)3-COOH.

B. H2N-(CH2)2-COOH.

C. H2N-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-COOH.

Câu 8:

Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 22,6.

B. 16,8.

C. 20,8.

D. 18,6.

Câu 9:

Cho 4,5 (gam) etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là

A. 8,15(g)

B. 8,1(g)

C. 0,85(g)

D. 7,65(g)

Câu 10:

Amin nào sau đây là amin bậc hai?

A. đimetylamin.

B. phenylamín.

C. propan-l-amin.

D. propan-2-amin.

Câu 11:

Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (Lysin) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong X là:

A. 0,1

B. 0,05

C. 0,75

 D. 0,8

Câu 12:

Peptit X (CxHyOzN6) mạch hở tạo bởi một aminoaxit no chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Để phản ứng hết 19 g hỗn hợp E chứa X, este Y (CnH2n-2O4) và este Z (CmH2m-4O6) cần 300ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp gồm 2 ancol có cùng số cacbon. Lấy toàn bộ muối nung với vôi tôi xút được hỗn hợp F chứa 2 khí có tỉ khối so với H2 là 3,9. Đốt cháy 19 g E cần 0,685 mol O2 thu được 9,72g H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với:

A. 10%.

B, 15%.

C. 20%.

D. 25%.

Câu 13:

Chất nào sau đây là aminoaxit?

A. H2NCH2COOH.

B. C2H5OH.

C. CH2COOH.

D. C6H5NH2.

Câu 14:

Số amin bậc ba có công thức phân tử C5H13N là

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 15:

Câu nào sau đây không đúng ?

A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng chỉ thu được một hỗn hợp các amino axit.

B. Phân tử khối của một amino axit (gổm 1 chức -NH2 và 1 chức -COOH) luôn là số lẻ.

C. Các amino axit đều tan trong nước.

D. Một số loại protein tan trong nước tạo dung dịch keo.

Câu 16:

Hiện tượng nào dưới đây không đúng thực tế ?

A. Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và có một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng.

C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện hiện tượng đông tụ.

D. Đốt cháy da hay tóc thấy có mùi khét.

Câu 17:

Hỗn hợp E chứa 2 amin no mạch hở, một amin no, hai chức, mạch hờ và hai anken mạch hở. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E trên cần vừa đủ 0,67 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,08 mol N2. Biết trong m gam E số mol amin hai chức là 0,04 mol. Giá trị của m là:

A. 8,32

B. 7,68

C. 10,06

D. 7,96

Câu 18:

Hỗn E chứa Gly, Ala và Val. Thực hiện phản ứng trùng ngưng hóa m gam hỗn E thu được hỗn hợp T chứa nước và 39,54 gam hỗn hợp 3 peptit. Đốt cháy hoàn toàn lượng peptit trên thu được 0,24 mol N2, x mol CO2 và (x - 0,17) mol H2O. Giá trị của (m + 44x) gần nhất với:

A. 115,4

B. 135,4

C. 123,5

D. 120,5

Câu 19:

Peptit X có công thức cấu tạo là H2N-CH2-CO -NH-CH(CH3) -CO-NH-CH(CH3)-COOH. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kí hiệu của X là Ala-Ala-Gly.

B. X thuộc loại tripeptit và có phản ứng màu biure.

C. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH loãng thu được ba loại muối hữu cơ.

D. Thủy phân không hoàn toàn X, thu được Ala-Gly.

Câu 20:

Dùng giấy quỳ tím có thể phân biệt dây các dung dịch nào sau đây?

A. anilin, metyl amin, alanin.

B. alanin, axit glutamic, lysin.

C. metylamin, lysin, anilin.

D. anilin, glyxin, alanin.

Câu 21:

Amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với HCl, thu được 10,04 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-C2H4-COOH.

B. H2N-C3H4-COOH.

C. H2N-C3H6-COOH.

D. H2N-CH2-COOH

Câu 22:

Alanin có công thức là

A. H2N-CH2CH2COOH.

B. C6H5-NH2.

C. H2N-CH2-COOH.

D. CH3CH(NH2)-COỌH.

Câu 23:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(a)  

(b) X + H2SO4 (loãng) → Z + T

(c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → E + Ag + NH4NO3.

(d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư) → F + Ag + NH4NO3.

Chất E và chất F theo thứ tự là

A. HCOONH4 và CH3COONH4.

B. HCOONH4 và CH3CHO.

C. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.

D. (NH4)2CO3 và CH3COOH

Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong một phần tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

(b) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.

(c) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.

(d) Peptit Gly-Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

(e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit.

(f) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bển trong môi trường axit.

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 25:

X là este của α-aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N; Y và Z là hai peptit mạch hở được tạo bởi glyxin và alanin có tổng số liên kết peptit là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và 13,8 gam ancol T. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối cần dùng 2,22 mol O2, thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp E là.

A. 59,8%

B. 45,35%

C. 46,0%

D. 50,39%

Câu 26:

Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2NCH2CONHCH (CH3)COOH.

B. H2NCH(CH3)CONH CH2CH2COOH.

C. H2NCH2CONHCH2 CH(CH3)COOH.

D.H2NCH2CONHCH(CH3) CONHCH2COOH.

Câu 27:

Để rửa sạch lọ đã chứa anilin người ta dùng

A. dung dịch NaOH và nước.

B. dung dịch HCl và nước.

C. dung dịch amoniac và nước.

D. dung dịch NaCl và nước.

Câu 28:

Cho 7,5 gam glyxin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Phản ứng xong, khối lượng muối thu được là

A. 9,8 gam.

B. 9,9 gam.

C. 11,5 gam.

D. 9,7 gam

Câu 29:

Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15. Cho 29,68 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được đung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chửa 0,32 mol NaOH và 0,3 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 59,07.

B. 60,04.

C. 59,80.

D. 61,12.

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm các chất Y (C5H14N2O4) và chất Z (C4H8N2O3). Trong đó, Y là muối của axit hai chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,1 mol hỗn hợp khí đều làm xanh quỳ tím ẩm, tỉ khối của mỗi khí so với không khí đều lớn hơn 1. Mặt khác 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư đun nóng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 32,45.

B. 37,90.

C. 34,25.

D. 28,80

Câu 31:

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?

A. Etylamin.

B. Anilin.

C. Metylamin.

D. Trimetylamin.

Câu 32:

Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

A. Gly-Ala.

B. Glyxin.

C. Metylamin.

D. Metyl fomat.

Câu 33:

Cho hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,6.

B. 9,8.

C. 16,4.

D. 8,2.

Câu 34:

Cho dãy các chất sau: tripanmitin, axit aminoaxetic, Ala-Gly-Glu, etyl propionat. Số chất trong dãy có phản ứng với dung dịch NaOH (đun nóng) là

A. 2

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 35:

Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.

B. Protein đơn giản là những chất có tối đa 10 liên kết peptit.

C. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim.

D. Protein có phản ứng màu biure.

Câu 36:

Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,672 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 45.

B. 60.

C. 15.

D. 30.

Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

(b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.

(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.

(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 38:

Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 18,39%.

B. 20,72%

C. 27,58%.

D. 43,33%.

Câu 39:

Cho 21,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và propyl amin (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 36,2 gam.

B. 39,12 gam

C. 43,5gam

D. 40,58 gam

Câu 40:

Chất có phản ứng màu biure là

A. Tinh bột.

B. Saccarozơ.

C. Protein.

D. Chất béo.