30 câu Trắc nghiệm Tôn trọng sự thật (có đáp án 2024) – GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 6 (có đáp án) Bài 4: Tôn trọng sự thật đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4.
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật
Phần 1: 15 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 1: Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?
A. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi với bạn như bình thường.
B. Xa lánh, không chơi với bạn.
C. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.
D. Uy hiếp bạn việc mình biết khuyết điểm và sẽ nói cho mọi người biết điều đó nếu bạn không nghe lời mình.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Khi bạn sai không nên che giấu cho bạn vì như vậy là không tôn trọng sự thật. Cần chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa. Như vậy vửa tôn trọng sự thật vừa giúp đỡ bạn.
Câu 2: Đạt là một lớp trưởng thẳng thắn. Khi thấy bạn nào trong lớp có khuyết điểm, Đạt đều ghi vào sổ tay và báo với cô giáo chủ nhiệm. Một số bạn trong lớp tỏ ra không đồng tình với Đạt và đề nghị thay lớp trưởng. Ai là người biết tôn trọng sự thật?
A. Bạn Đạt.
B. Các bạn trong lớp.
C. Cô chủ nhiệm.
D. Không ai tôn trọng sự thật.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Bạn Đạt đã phản ánh sự thật với cô giáo thể hiện suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Câu 3: Câu nào dưới đây nói về biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
A. Ăn ngay nói thẳng.
B. Ném đá giấu tay.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. “Thuốc đắng giã tật / Sự thật mất lòng”.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Ném đá giấu tay là cách nói ám chỉ những việc làm mờ ám, hạ tiện nhưng lại giấu không nhận là của mình. Đây là những điều trái với tôn trọng sự thật.
Câu 4: Ý nghĩa của tôn trọng sự thật?
A. Tôn trọng sự thật sẽ bao che cho điều xấu, vô cảm, vụ lợi cá nhân, đánh đập, sỉ nhục người khác.
B. Tôn trọng sự thật mang lại tiền tài, địa vị cho con người.
C. Tôn trọng sự thật sẽ giúp cho xã hội tốt đẹp mặc dù cá nhân có bị thiệt thòi.
D. Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tôn trọng sự thật bảo vệ cuộc sống, bảo vệ cho những điều đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai. Tôn trọng sự thật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tính cách của con người. Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Khiến tâm hồn con người thoải mái, sức khỏe tốt, bản thân đẹp hơn trong mắt mọi người, sẽ tăng thêm uy tín, danh dự, mọi người sẽ tín nhiệm.
Câu 5: Biểu hiện nào không tôn trọng sự thật?
A. Nói một phần sự thật.
B. Sẵn sàng bảo vệ sự thật.
C. Không che giấu sự thật.
D. Không nói sai sự thật.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Một phần sự thật không phải là sự thật. Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống. Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Câu 6: Biểu hiện của không tôn trọng sự thật?
A. Sống ngay thẳng, thật thà.
B. Dũng cảm nói lên sự thật.
C. Không che dấu, bao che cho các hành động sai trái.
D. Không chấp nhận mọi hậu quả khi sự thật được sáng tỏ.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Không chấp nhận mọi hậu quả khi sự thật được sáng tỏ là biểu hiện của không tôn trọng sự thật, không dám nhận lỗi của mình.
Câu 7: Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Hùng đi đến bên chú phụ xe thì thầm “Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia đang móc túi ạ”. Đây là hành động thể hiện đức tính gì?
A. Siêng năng, kiên trì.
B. Tự chủ.
C. Tôn trọng người khác.
D. Tôn trọng sự thật.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Vì Hùng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt. Hùng nói theo đúng sự thật là tôn trọng sự thật.
Câu 8: Để trở thành người biết tôn trọng sự thật, học sinh cần làm gì?
A. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.
B. Luôn tán thành và làm theo số đông.
C. Không học tập theo những người không cùng quan điểm với mình.
D. Không quan tâm những việc không liên quan đến mình.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Cần tôn trọng sự thật bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
Câu 9: Chi tâm sự với Hùng về chuyện gia đình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây Chi học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói sự thật về hoàn cảnh của Chi cho cô giáo biết để cô cảm thông và giúp đỡ. Nhưng Hùng băn khoăn không biết có nên nói không. Theo em Hùng nên làm gì?
A. Hùng nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Chi để cô có cách giúp đỡ Chi.
B. Hùng kệ Chi vì Hùng cũng không giúp được gì.
C. Hùng nói với 1 bạn khác trong lớp rồi để bạn báo cáo cô trong giờ sinh hoạt.
D. Hùng im lặng và không nói gì với ai.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Cách giải quyết B, C, D thể hiện Hùng không tôn trọng sự thật, không quan tâm đến bạn bè. Hùng nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Chi để cô có cách giúp đỡ Chi. Bản thân Hùng cũng tìm cách giúp đỡ Chi như tiết kiệm tiền tiêu vặt để hỗ trợ Chi hoặc nhờ bạn bè, người thân giúp đỡ Chi.
Câu 10: Việc không nên làm để trở thành người tôn trọng sự thật?
A. Biết nhận lỗi của bản thân và nhận thức khách quan về người khác.
B. Trung thực trong thi cử, báo cáo thầy giáo về lỗi sai của bạn.
C. Tố cáo hành vi, việc làm sai trái.
D. Che giấu, bao biện lời nói dối của người khác.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Những hành vi A, B, C đều suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Còn che giấu, bao biện lời nói dối của người khác là trái với sự thật, không nên làm để trở thành người tôn trọng sự thật.
Câu 11: Giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp là ý nghĩa của?
A. Tự ti.
B. Dối trá.
C. Lười biếng.
D. Tôn trọng sự thật.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh lầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Câu 12: Đâu là biểu hiện của tôn trọng sự thật?
A. Vu oan cho người khác để bảo vệ mình.
B. Chối bỏ sự thật.
C. Luôn nói đúng sự thật.
D. Che giấu sự thật.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật?
A. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.
B. Cố gắng không làm mất lòng ai.
C. Phê phán những việc làm sai trái.
D. Chi làm những việc mà mình thích.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Phê phán những việc làm sai sẽ bảo vệ những giá trị đúng đắn, tránh lầm lẫn, oan sai.
Câu 14: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự thật?
A. Thấy Mai xem tài liệu trong giờ kiểm tra, Mạnh giả lơ như không thấy.
B. Hòa chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Bích.
C. Sơn đã sửa điểm trong bài kiểm tra Tiếng Anh để không bị bố mắng.
D. Thùy rất quý Lan nên đã làm bài tập giúp Lan để bạn ấy được điểm cao.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Hòa chủ động nhận lỗi và xin lỗi khi vô tình đá bóng vào cửa sổ nhà bác Bích là biểu hiện nói theo đúng sự thật, dũng cảm nhận lỗi của mình.
Câu 15: Hành vi, việc làm nào dưới đây thể hiện không tôn trọng sự thật?
A. Biết bác Lan bán rau bẩn nhưng Chi không nói với ai vì bác Lan là bác ruột của Chi.
B. Mai nói với cô giáo về hành vi quay cóp bài trong giờ kiểm tra của Long.
C. Dương đã nói với bác tài xế xe buýt về hành vi của kẻ gian trên xe.
D. Biết chị Dung bán mỹ phẩm giả nên nhiều lần Hồng đã khuyên chị nên dừng bán và xin lỗi mọi người.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Chi đã có hành vi che giấu sự thật. Còn các ý B, C, D đều suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 4: Tôn trọng sự thật
1. Biểu hiện của tôn trọng sự thật
- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
- Biểu hiện:
+ Học sinh nói đúng sự thật với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
+ Người dân nói thật, cung cấp đúng thông tin với những người có trách nhiệm;
+ Nhận xét, đánh giá đúng sự thật, dù có thể không có lợi cho mình.
+ Sống ngay thẳng, thật thà, nhận lỗi khi có khuyết điểm.
2. Vì sao phải tôn trọng sự thật
- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu, giúp con người nâng cao phẩm giá bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, được mọi người tin yêu, quý trọng.
- Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật. Ngoài ra, còn phải bảo vệ sự thật, phản ứng với các hành vi thiếu tôn trọng sự thật, bóp méo sự thật.