310 câu Lý thuyết Crom - Sắt - Đồng có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho phản ứng oxi hóa sau: Fe(OH)2 + HNO3Fe(NO3)3 + N2O + H2O. Hệ số cân bằng của H2O trong phản ứng trên là: (Biết hệ số cân bằng là những số nguyên, tối giản)

A. 13.

B. 18.

C. 26.

D. 21.

Câu 2:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thì thu được:

A. Fe3O4, NO2 và O2.

B. Fe, NO2 và O2.

C. Fe2O3, NO2 và O2.

D. Fe(NO2)2 và O2

Câu 3:

Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo hợp chất sắt (III)?

A. H2SO4 loãng.

B. HCl.

C. HNO3 đặc, nóng.

D. CuCl2.

Câu 4:

Cho hai phương trình ion thu gọn sau:

Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu

Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.

B. Tính khử: Fe2+> Cu > Fe.

C. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.

D. Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

Câu 5:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Kim loại có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại là Cr.

B. Các kim loại Al, Fe, Cr thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội,

C. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối halogenua của nó.

D. Kim loại thủy ngân tác dụng được với lưu huỳnh ngay ở điều kiện thường.

Câu 6:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Thả viên Mg vào dung dịch HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(2) Thả viên Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(3) Thả viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(4) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa là

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 7:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là

A. 7.

B. 5.

C. 6

D. 8.

Câu 8:

Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại

A. Fe.

B. Cu.

C. Na.

D. Zn.

Câu 9:

Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?

A. Mg.

B.Cr.

C.Al.

D.Cu

Câu 10:

Một miếng kim loại bằng bạc bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất ra khỏi tấm kim loại bằng bạc?

A. Fe2(SO4)3.

B. NiSO4.

C. ZnSO4.

D. CuSO4.

Câu 11:

Cho kim loại M phản ứng với Cl2, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl, thu được muối Y. Cho Cl2 tác dụng với dung dịch muối Y, thu được muối X. Kim loại M là

A. Al.

B. Fe.

C. Zn.

D.Mg.

Câu 12:

Kim loại Cu không tan trong dung dịch

A. HNO3 loãng.

B. HNO3 đặc nguội.

C. H2SO4 đặc nóng.

D. H2SO4 loãng.

Câu 13:

Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

A. Fe2O3.

B. Fe(OH)3.

C. Fe3O4.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 14:

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

A. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

B. Cu + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2.

C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 15:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Zn vào dung dịch FeSO4.

(2) Cho Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột FeO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. (2), (3) và (4).

B.(1), (2) và (3).

C. (1), (3) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 16:

Thành phần chính của quặng manhetit là

A. Fe2O3.

B. FeCO3.

C. Fe3O4.

D. FeS2.

Câu 17:

Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3.

A. Cu

B. Ni.

C. Ag.

D. Fe.

Câu 18:

Cho 4 dung dịch riêng biệt: (a) Fe2(SO4)3; (b) H2SO4 loãng; (c) CuSO4; (d) H2SO4 loãng có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch thanh Zn nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 3.

B. 1.

C. 4

D. 2.

Câu 19:

Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. 2FeCl3 + 2NaI → 2FeCl2 + 2NaCl + I2.

B. Na2SO4 + 2HCl → 2NaCl + H2SO4.

C. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

D. Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3Ag

 

Câu 20:

Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây?

A. Ni(NO3)2.

B. AgNO3.

C. Fe(NO3)3.

D. Cu(NO3)2.

Câu 21:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm hai kim loại. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Cho z vào dung dịch HCl loãng, dư không thấy khí thoát ra.

B. Dung dịch Y chứa tối đa ba loại ion.

C. Lượng Mg trong X đã phản ứng hết.

D. Dung dịch Y chứa tối thiểu hai muối.

Câu 22:

Phản ứng nào dưới đây xảy ra?

A. Fe + ZnCl2.

B. Al + MgSO4.

C. Fe + Cu(NO3)2.

D. Mg + NaCl.

Câu 23:

X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng; Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là

A. Cu, Fe.

B. Mg, Ag.

C. Fe, Cu.

D. Ag, Mg.

Câu 24:

Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg?

A. 6.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 25:

Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 tạo cùng loại muối clorua là

A. Cu.

B. Zn.

C. Fe.

D. Ag.

Câu 26:

Để bảo vệ vỏ tàu làm bằng thép phần ngâm trong nước biển, người ta gắn thêm kim loại M vào vỏ tàu. Kim loại M có thể là

A. Fe.

B. Pb.

C. Cu.

D. Zn.

Câu 27:

Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học khi cho các chất sau tác dụng với nhau là

A. Cu và dung dịch FeCl3.

B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. Cu và dung dịch FeCl2.            

D. Fe và dung dịch FeCl2.

Câu 28:

Cặp kim loại vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3

A. Zn, Cu.

B. Zn, Mg.

C. Mg, Au.

D. Mg, Cu.

Câu 29:

Kim loại X dẫn điện tốt nhất ở nhiệt độ thường. Kim loại Y có nhiệt độ nóng chảy cao, dùng làm dây tóc bóng đèn. Kim loại X, Y lần lượt là:

A. Ag, W.

B. Cu, W.

C. Ag, Cr.

D. Au, W.

Câu 30:

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe, Zn-Fe, Sn-Fe, Fe-C. Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 3.

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 31:

Có 3 mẫu chất rắn đã được nhuộm đồng màu: Fe; FeO; Fe2O3. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết đồng thời 3 chất này?

A. HCl.

B. H2SO4 đặc.

C. HNO3 loãng.

D. CuSO4 loãng.

Câu 32:

Cho các thí nghiệm sau:

(a). Cho mol bột Fe vào dung dịch chứa mol AgNO3  và a mol  Fe(NO3)3.

(b). Cho dung dịch chứa mol K2Cr2O7  vào dung dịch chứa mol  NaOH.

(c). Cho dung dịch chứa mol NaHSO4  vào dung dịch chứa mol  BaCl2.

(d). Cho dung dịch chứa mol KOH vào dung dịch chứa mol  NaH2PO4.

(e). Cho mol khí CO2  vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.

(f). Cho dung dịch chứa mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol  KAlO2.

(g). Cho mol Fe(OH)2  vào dung dịch chứa mol H2SO loãng.

(h). Cho mol Na2vào dung dịch chứa mol BaCl2  và a mol  NaHCO3.

Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn 

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 4.