320 câu Lý thuyết Polime và vật liệu polime có giải chi tiết (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của ôtô thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ ?

A. Poli(vinyl clorua)

B. Polibutađien

C. Polietilen

D. Poli(metyl metacrylat)

Câu 2:

Polime nào sau đây là tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poliacrilonitrin

B. Poli(hexametylen–ađipamit).

C. Polietilen

D. Polienantamit

Câu 3:

Đồng trùng hợp butađien với stiren được polime X. Đốt cháy hoàn toàn lượng polime X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 16 : 9. Tỉ lệ giữa số mắt xích butadien và stiren trong polime X là:

A. 1 : 1

B. 1 : 2

C. 3 : 1

D. 2 : 3

Câu 4:

Vật liệu nào dưới đây thuộc chất dẻo

A. Policaproamit

B. Polibutađien

C. Poli(vinyl xianua)

D. Poli(vinyl clorua).

Câu 5:

Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt được dùng để dệt vải may mặc, thuộc loại

A. tơ poliamit

B. tơ polieste

C. tơ axetat

D. tơ visco

Câu 6:

Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ visco và tơ axetat.

B. tơ nilon-6,6 và bông.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ nilon-6,6

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Isoamyl axetat có mùi chuối chín.

B. Đốt cháy hoàn toàn nilon-6,6 hoặc tơ lapsan trong oxi, đều thu được nitơ đơn chất.

C. Các cacbohiđrat có công thức tổng quát dạng Cn.(H2O)m.

D. Dung dịch glyxin và dung dịch anilin đều không làm đổi màu quì tím.

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(1) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.

(3) Hàm lượng cacbon trong amilopectin nhiều hơn trong xenlulozơ.

(4) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.

(5) Đun nóng các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các a-amino axit.

(6) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6.

(7) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.

(8) Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng.

(9) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

(10) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức.

Số phát biểu sai là:

A. 8

B. 9

C. 7

D. 10

Câu 9:

Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo

A. nilon–6; xenlulozơ triaxetat; poli(phenol–fomandehit).

B. polibuta–1,3–đien; poli (vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

C. polietilen; poli(vinyl clorua); poli(metyl metacrylat).

D. polistiren; nilon–6,6; polietilen.

Câu 10:

Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Amilopectin và thủy tinh hữu cơ plexiglas đều có mạch polime phân nhánh

B. Trùng ngưng cao su thiên nhiên với lưu huỳnh thu được cao su lưu hóa

C. Trùng hợp CH2=CH–CN thu được polime dùng làm tơ

D. Nilon–6, Nilon–7 và Nilon–6,6 đều là polipeptit

Câu 11:

Polime nào sau đây khi đốt cháy không sinh ra N2 ?

A. Tơ axetat

B. Tơ tằm

C. Tơ nilon–6,6

D. Tơ olon

Câu 12:

Vật liệu polime nào sau đây là tơ được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?

A. Poliacrilonitrin

B. Poli(etylen–terephtalat)

C. Poli(hexametylen–ađipamit)

D. Poli(butađien–stiren)

Câu 13:

Cho sơ đồ sau :

Công thức cấu tạo của M là

A. CH2=C(CH3)COOCH=CH2

B. CH2=C(CH3)COOCH2CH3

C. CH2=CHCOOCH=CH2

D. CH2=CHCOOCH2CH3

Câu 14:

Cho các phát biểu sau về polime:

(a) Tơ Lapsan được điều chế từ phản ứng trùng ngưng giữa hai chất là hexametylenđiamin và axit ađipic.

(b) Tơ nitron, tơ visco và tơ nilon-7 đều là tơ tổng hợp.

(c) Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch polime phân nhánh.

(d) Cao su buna-S được điều chế bằng phản ứng của buta-1,3-đien với lưu huỳnh.

(e) Thủy tinh hữu cơ Plexiglas được điều chế bằng phản ứng trùng hợp metyl metacrylat.

(g) Amilopectin có cấu trúc mạch polime không phân nhánh.

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3.

Câu 15:

Teflon là vật liệu polime siêu bền, chịu nhiệt, chịu axit và kiềm, được dùng để tráng lên bề mặt chảo chống dính, bộ phận chịu mài mòn… nên được mệnh danh là “vua của chất dẻo”. Công thức của teflon là

A.(-CFCL-CFCL-)n

B.(-CH2-CHCL-)n

C.(-CHF-CHF-)n

D.(-CF2-CF2-)n

Câu 16:

Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là:

A. poli(vinyl clorua).

B. poli(metyl metacrylat).

C. polietilen.

D. poliacrilonitrin.

Câu 17:

Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp monome nào sau đây

A. CH2=C(CH3)−COOCH3

B. CH3−COO−C(CH3)=CH2

C. CH3−COO−CH=CH2

D. CH2=CH−CH=CH2

Câu 18:

Polivinyl clorua(PVC) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng

A. axit- bazơ.

B. trùng hợp.

C. trao đổi.

D. trùng ngưng.

Câu 19:

Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây:

A. CH3=CH−CN.

B. CH2=CH−CH=CH2

C. CH3COO−CH=CH2

D. CH2=C(CH3)−COOCH3.

Câu 20:

Trong các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enang (5); Tơ axetat (6); Tơ nilon (7); Tơ capron (8) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?

A. (3), (5), (7)

B. (1), (3), (7)

C. (1), (4), (6).

D. (2), (4), (8).

Câu 21:

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:

A. Tinh bột

B. saccarozơ

C. glicogen

D. Xenlulozơ

Câu 22:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất,… Hãng Du Pont đã thu được hàng tỉ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

A.(-NH-[CH2]6-CO-)

B.(-NH-[CH2]5-CO-)n

C.(-NH-[CH2]6-CO-[CH2]4-CO-)n 

D.(-CH2-CH=CH-CH2-)n

Câu 23:

Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ olon

Câu 24:

Cho các câu sau:

(1) PVC là chất vô định hình.

(2) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.

(3) Poli(metyl metacrylat ) có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua.

(4) Tơ lapsan được tạo ra do phương pháp trùng hợp.

(5) Vật liện compozit có độ bền, độ nhịu nhiệt tốt hơn polime thành phần.

(6) Cao su thiên nhiên không dẫn điện, có thể tan trong xăng, benzen và có tính dẻo.

(7) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.

Số nhận định không đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25:

Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon –6,6 có 5 khối lượng các nguyên tố là: 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức thực nghiệm của nilon –6,6 là:

A. C6N2H10O

B. C6NH11O

C. C5NH9O

D.C5H10O

Câu 26:

Cho các tơ sau: tơ axetat; tơ capron; tơ nitron; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ nilon-7. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ tổng hợp?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 27:

Để tổng hợp tơ Lapsan từ các monome tương ứng, người ta dùng phản ứng

A. Este hóa

B. Trùng ngưng

C. Trung hòa

D. Trùng hợp

Câu 28:

Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) nilon – 6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là

A. (5), (6), (7).

B. (2), (3), (6).

C. (1), (2), (6)

D. (2), (3), (5), (7).

Câu 29:

Trong các loại tơ sau: tơ nilon-6,6; tơ tằm; tơ axetat; tơ capron; sợi bông, tơ enang (nilon7); tơ lapsan; tơ visco có

A. 4 tơ tổng hợp, 2 tơ bán tổng hợp, 2 tơ thiên nhiên

B. 3 tơ tổng hợp, 2 tơ bán tổng hợp, 3 tơ thiên nhiên.

C. 3 tơ tổng hợp, 3 tơ bán tổng hợp, 2 tơ thiên nhiên.

D. 4 tơ tổng hợp, 3 tơ bán tổng hợp, 1 tơ thiên nhiên

Câu 30:

Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CH−CH2−CH2−OH

B. CH3−C(CH3)=C=CH2

C. CH2=C(CH3)−CH=CH2

D. CH3−CH2−C≡CH