320 câu Lý thuyết Polime và vật liệu polime có giải chi tiết (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. Polietilen.

B. nilon-6,6.

C. polisaccarit.

D. protein.

Câu 2:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp

B. xà phòng hóa.

C. trùng ngưng.

D. thủy phân

Câu 3:

Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nilon-6,6.

C. Tơ nitron

D. Tơ tằm.

Câu 4:

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

A. Tơ nitron.

B. Tơ capron.

C. Tơ nilon-6,6

D. Tơ lapsan.

Câu 5:

Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Cao su buna.

C. Polipropen

D. nilon-6,6.

Câu 6:

Polime nào sau được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Nhựa poli(vinyl-clorua)

B. Sợi olon.

C. Sợi lapsan.

D. Cao su buna

Câu 7:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?

A. Nilon-6,6.

B. Cao su buna-S.

C. PVC.

D. PE.

Câu 8:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(etilen terephtalat)

B. Poli(phenol fomanđehit).

C. Poli(metyl metacrilat).

D. Poli(hexametilen ađipamit)

Câu 9:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạng lưới không gian?

A. Amilopectin.

B. Cao su lưu hóa.

C. Xenlulozo.

D. Amilozo

Câu 10:

Tơ lapsan thuộc loại tơ

A. poliamit.

B. Vinylic

C. polieste.

D. poliete

Câu 11:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. nilon-6,6.

B. poli(etylen-terephtalat).

C. xenlulozo triaxetat. 

D. polietilen.

Câu 12:

Trong các polime sau: (1) poli ( metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; poli ( etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:

A. (1), (3), (6).

B. (1), (2), (3).

C. (3), (4), (5).

D. (1), (3), (5).

Câu 13:

Tên gọi của polime có công thức  (-CH2-CH2-)n

A. polietilen.

B. polistiren

C. polimetyl metacrylat.

D. polivinyl clorua.

Câu 14:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Cao su isopren

B. Nilon-6,6

C. Cao su buna

D. Amilozo

Câu 15:

Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa :

A. axit terephalic và etilen glicol

B. axit terephalic và hexametylen diamin

C. axit caproic và vinyl xianua

D. axit adipic và etilen glicol

Câu 16:

Polime nào sau đây được tổng hợp bằng  phản ứng trùng hợp?

A. Poli(hexanmetylen-ađipamit).

B. Amilozo.

C. Polisitren.

D. Poli(etylen-terephtalat).

Câu 17:

Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

A. Tơ visco.

B. Tơ xenlulozơ axetat.

C. Sợi bông.

D. Tơ nilon- 6,6

Câu 18:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Cao su thiên nhiên.

B. Polipropilen.

C. Amilopectin.

D. Amilozơ

Câu 19:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poliacrilonitrin. 

B. Poli ( etylen- terephtalat).

C. Poliisopren.

D. Poli ( metyl metacrylat).                    

Câu 20:

Loại polime có chứa nguyên tố halogen là:

A. PE.

B. PVC.

C. cao su buna.

D. tơ olon.

Câu 21:

Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là

A. tơ visco.

B. tơ nitron.

C. tơ tằm.

D. tơ nilon-6,6.

Câu 22:

Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. polietilen.

B. poliacrilonitrin.

C. poli(vinyl clorua).

D. poli(metyl metacrylat).

Câu 23:

Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O ?

A. Xenlulozơ.

B. Polistiren.

C. Polietilen.

D. Poli (vinyl clorua).

Câu 24:

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

A. Poliacrilonitrin.

B. Polistiren.

C. Poli(metyl metacrylat).

D. Poli(vinylclorua).

Câu 25:

Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp vinyl xianua.

B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic

C. Trùng hợp metyl metacrylat.

D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic

Câu 26:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?

A. Amilozơ.

B. Nilon-6,6.

C. Nilon-7

D. PVC.

Câu 27:

Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

Câu 28:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Isopren.

B. Đivinyl.

C. Etilen.

D. Etanol.

Câu 29:

Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc như: CO, COCl2 , CH3Cl... trong đó có khí X. Khi cho khí X vào dung dịch thu được kết tủa trắng không tan trong dung dịch AgNO3. Công thức của khí X là

A. HCl

B. CO2

C. CH2=CHCl

D. PH3

Câu 30:

Loại tơ nào sau đây được đều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ visco

B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon–6,6

D. Tơ xenlulozơ axetat