325 Bài tập trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein cực hay có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp E gồm pentapeptit X, hexapeptit Y, Val-Ala (trong X, Y đều chứa cả Ala, Gly, Val và số mol Val-Ala bằng 1/4 số mol hỗn hợp E). Cho 0,2 mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,95 mol NaOH, thu được hỗn hợp muối của Ala, Gly, Val. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 139,3 gam E, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 331,1 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 60%.

B. 64%.

C. 68%.

D. 62%.

Câu 2:

Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 3:

Kí hiệu viết tắt Glu là chỉ chất amino axit có tên là:

A. axit glutamic.

B. axit glutaric.

C. glyxin.

D. glutamin.

Câu 4:

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-amino axit) mạch hở là:

A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

Câu 5:

Phát biểu nào sau đâỵ đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

Câu 6:

Cho hỗn hợp 2 amino axit no chức một chức -COOH và một chức -NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol hai amino axit là

A. 0,2.

B. 0,4.

C. 0,1.

D. 0,3.

Câu 7:

Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O vàN2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lít (đktc). Thủy phân hoàn hoàn toàn hỗn hợp E thu được a mol Gly và b mol Val. Tỉ lệ a:b là:

A. 1:1.

B. 1:2

C.2:l.

D. 2:3

Câu 8:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. C6H5NH2.

B. CH3NHCH3.

C. (CH3)3N.

D. CH3NH2.

Câu 9:

Nhỏ nước brom vào dung dịch chất nào sau đây thấy xuất hiện kết tủa trắng?

A. Anilin.

B. Glyxin.

C. Đimetylamin.

D. Alanin.

Câu 10:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là:

A. C2H7N.

B. C3H7N.

C. C3H9N.

D. C4H9N.

Câu 11:

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là:

A. 65,55.

B. 55,65.

C. 56,25.

D. 66,75.

Câu 12:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm Glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu được 0,76 mol H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol H2O. Giá trị của m là:

A. 24,18 gam.

B. 24,46 gam.

C. 24,60 gam.

D. 24,74 gam.

Câu 13:

Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34,0 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là

A. CH5N và C2H7N.

B. C2H7N và C3H9N.

C. C3H9N và C4H11N.

D. C3H7N và C4H9N.

Câu 14:

Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dd chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là

A. H2N–[CH3]3–COOH.

B. H2N–[CH2]2–COOH.

C. H2N–[CH2]4–COOH.

D. H2N–CH2–COOH.

Câu 15:

X là amino axit có công thức H2NCnH2nCOOH, Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hợp E gồm peptit Ala–X–X và Y tác dụng vừa đủ với 450 mL dung dịch NaOH 1M, thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là

A. 29,10 gam.

B. 14,55 gam.

C. 26,10 gam.

D. 12,30 gam.

Câu 16:

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Xút.

C. Nước vôi.

D. Xôđa.

Câu 17:

Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. H2SO4.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. NH3.

Câu 18:

Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

A. 5.

B. 8.

C. 7.

D. 6.

Câu 19:

Dãy chỉ chứa những amino axit mà dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là?

A. Gly, Val, Ala.

B. Gly, Ala, Glu.

C. Gly, Glu, Lys.

D. Val, Lys, Ala.

Câu 20:

X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 155,44.

B. 167,38.

C. 212,12.

D. 150,88.

Câu 21:

Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở, đều được tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCmHnCOOH. Đun nóng 4,63 gam X với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 8,19 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)dư, sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 30,0.

B. 27,5.

C. 32,5.

D. 35,0.

Câu 22:

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

A. 0,50.

B. 0,55.

C. 0,65.

D. 0,70.

Câu 23:

Hỗn hợp khí E gồm một amin bậc III no, đơn chức, mạch hở và hai ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp E cần dùng 11,2 lít O(đktc), thu được hỗn hợp F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch KOH đặc, dư đến phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng bình bazơ nặng thêm 20,8 gam. Phần trăm khối lượng của amin trong hỗn hợp E là

A. 44,03%.

B. 26,67%.

C. 34,36%.

D. 46,12%.

Câu 24:

X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các aminoaxit no, mạch hở, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Để phản ứng vừa đủ với 32,76 gam hỗn hợp E (thành phần gồm X và Y) cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E, toàn bộ sản phẩm cháy(gồm CO2, H2O và N2) được dẫn vào nước vôi trong dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 123,0 gam kết tủa; và khối lượng dung dịch thay đổi a gam so với trước phản ứng. Sự thay đổi của a là:

A. tăng 49,44.

B. giảm 94,56.

C. tăng 94,56.

D. giảm 49,44.

Câu 25:

Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 26:

Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Lys-Gly-Val-Ala.

B. Glyxerol.

C. Aly-ala.

D. Saccarozơ.

Câu 27:

Chất A là một α-aminoaxit mạch cacbon không phân nhánh. Cho 0,1 mol A vào dung dịch chứa 0,25 mol HCl dư, thu được dung dịch B. Để phản ứng hết với dung dịch B cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch D. Nếu cô cạn dung dịch D, thì thu được 33,725 gam chất rắn khan. Tên của A là:

A. Axit α-aminobutiric.

B. Axit glutamic.

C. Glyxin.

D. Alanin.

Câu 28:

Ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, được tạo bởi từ glyxin, alanin, valin; tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z bằng 8. Đốt cháy hoàn toàn 27,95 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (trong đó X chiếm 75% số mol hỗn hợp) với lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 3,472 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:

A. 19,61%.

B. 23,47%.

C. 14,70%.

D. 10,84%.

Câu 29:

Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:

A. amoniac.

B. kali hiđroxit.

C. anilin.

D. lysin.

Câu 30:

Hợp chất H2NCH2COOH có tên gọi là

A. alanin.

B. glyxin.

C. valin.

D. axit glutamic.

Câu 31:

Hỗn hợp M gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi peptit được cấu tạo từ một loại amino axit, tổng số nhóm -CO-NH- trong hai phân tử X và Y là 5) với tỉ lệ số mol n: nY = 1:3. Khi thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 81 gam glyxin và 42,72 gam alanin. m có giá trị là;

A. 110,28.

B. 116,28.

C. 104,28.

D. 109,5.

Câu 32:

Khi thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Ala-Gly-Val-Gly-Ala được tối đa bao nhiêu tripeptit khác nhau?

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 33:

Xà phòng hóa hoàn toàn 161,2 gam tripanmitin trong dung dịch KOH, thu được m gam kali panmitat. Giá trị của m là

A. 58,8.

B. 64,4.

C. 193,2.

D. 176,4.

Câu 34:

Cho 7,35 gam axit glutamic và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HC1 dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 54,575.

B. 55,650.

C. 31,475.

D. 53,825.

Câu 35:

Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là

A. 16,78.

B. 22,64.

C. 20,17.

D. 25,08.

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 (đo ở đktc) và 4,95 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.

B. C2H7N.

C. C4H11N.

D. C2H5N.

Câu 37:

Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X, Y với tỉ lệ mol tương ứng 1:2 (X, Y được cấu tạo từ glyxin và alanin) biết tổng số liên kết peptit trong X, Y là 9. Thủy phân hoàn toàn E trong 200ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được dung dịch Z chứa hai muối. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Đốt cháy T trong lượng O2 vừa đủ thu được 18,816 lít (đktc) khí và hơi. Tỉ lệ số mol Gly và Ala trong X là 

A. 2:3.

B. 1:2.

C. 1:1.

D. 2:1.

Câu 38:

Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z (gồm X và Y) cần vừa đủ 1,035 mol O2, thu được 16,38 gam H2O; 18,144 lít (đktc) hỗn hợp CO2 và N2. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử lớn hơn trong Z là

A. 10,70%

B. 13,04%

C. 16,05%

D. 14,03%

Câu 39:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.

Câu 40:

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với

A. Mg(OH)2.

B. Cu(OH)2.

C. KCl.

D. NaCl.