330 Bài tập Hóa học vô cơ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?

A. NH4Cl.

B. Na2CO3

C. Na3PO4

D. NaCl

Câu 2:

Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. HCl

B. NaCl

C. Na2CO3

D. NH4NO3

Câu 3:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa?

A. KHCO3

B. KOH

C. NaNO3

D. Na2SO4

Câu 4:

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(NO3)3.

B. NaHCO3.

C. Al

D. MgCl2.

Câu 5:

Ở nhiệt độ cao, cacbon không tác dụng trực tiếp với chất nào sau đây?

A. H2SO4 đặc.

B. KClO3.

C. Cl2.

D. Mg.

Câu 6:

Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

P+X du, toP2O5+YH3PO4+dd ZNaH2PO4

Công thức của X, Y, Z lần lượt là

A. O2, H2O, NaNO3.

B. P2O3, H2O, Na2CO3.

C. O2, NaOH, Na3PO4.

D. O2, H2O, NaOH.

Câu 7:

Dẫn khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y gồm

A. Mg, Fe và Cu.

B. MgO, Fe và Cu.

C. MgO, Fe3O4, Cu.

D. MgO, Fe2O3, Cu.

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hòa.

C. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch Na3PO4 có kết tủa màu trắng xuất hiện.

D. Khí NH3 làm giấy quỳ tím tẩm nước cất hóa xanh.

Câu 9:

Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:

A. Fe, H2SO4, H2.

B. Cu, H2SO4, SO2.

C. CaCO3, HCl, CO2.

D. NaOH, NH4Cl,NH3.

Câu 10:

Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp gồm Al, MgCO3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn Z gồm

A. BaSO4, MgO và FeO.

B. BaSO4, MgO, Al2O3 và Fe2O3.

C. MgO và Fe2O3.

D. BaSO4, MgO và Fe2O3.

Câu 11:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.

(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 12:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

X

Y

Z

T

Thuốc thử

Cu(OH)2

Quỳ tím

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Nước brom

Hiện tượng

Có màu tím

Quỳ chuyển sang màu xanh

Kết tủa Ag trắng sáng

Mất màu vàng da cam, sủi bọt khí thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Lòng trắng trứng, anilin, fructozơ, axit fomic.

B. Lòng trắng trứng, natri panmitat, glucozơ, axit fomic.

C. Saccarozơ, natri axetat, glucozơ, phenol.

D. Lòng trắng trứng, lysin, saccarozơ, anđehit fomic.

Câu 13:

Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa đồng thời 0,1 mol Ba(OH)2; 0,255 mol KOH và 0,2 mol NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch chứa 0,35 mol HCl, sinh ra 0,25 mol CO2. Giá trị của V là

A. 9,520.

B. 12,432.

C. 7,280.

D. 5,600.

Câu 14:

Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây)

Khối lượng catot tăng (gam)

Khí thoát ra ở anot

Dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng giảm so với khối lượng dung dịch ban đầu (gam)

1930

m

Một khí duy nhất

2,70

7720

4m

Hỗn hợp khí

9,15

t

5m

Hỗn hợp khí

11,11

Giá trị của t là

 

A. 10615

B. 9650

C. 11580

D. 8202,5

Câu 15:

Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO (trong đó nguyên tố oxi chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp X) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc các phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30,5.

B. 32,2.

C. 33,3.

D. 31,1.

Câu 16:

Dung dịch X có [OH] = 10–2 M. Giá trị pH của dung dịch X là

A. 2.

B. 11.

C. 3.

D. 12.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs.

B. Na2CO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày...)

C. NaHCOvừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit.

D. Trong công nghiệp người ta điều chế NaOH bằng cách cho Na tác dụng với nước.

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm là phương pháp an toàn nhất.

B. Thạch cao khan được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.

C. Dùng dung dịch kiềm xử lý các ion kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước.

D. Để mắt tránh bị khô do thiếu vitamin A nên ăn cà rốt, gấc, cà chua.

Câu 19:

Chất nào sau đây làm mềm được nước có tính cứng toàn phần?

A. Ca(OH)2.

B. Na3PO4.

C. NaOH.

D. HCl.

Câu 20:

Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn M và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là

A. AgNO3 và FeCl2.

B. Na2CO3 và BaCl2.

C. AgNO3 và Fe(NO3)2.

D. AgNO3 và FeCl3.

Câu 21:

Cho các dung dịch X, Y, Z thỏa mãn: – X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện; 

– Y tác dụng với Z thì có khí bay ra; 

– X tác dụng với Z thì vừa có kết tủa xuất hiện vừa có khí bay ra. 

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

A. FeCl3, Ca(OH)2, Na2CO3.

B. Ba(OH)2, Na2CO3, KHSO4.

C. KHCO3, Ba(OH)2, H2SO4.

D. Ba(HCO3)2, Na2CO3, KHSO4.

Câu 22:

Cho các phát biểu sau

(1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.

(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.

(3) Phân amophot có thành phần hóa học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.

(4) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp .

(5) Thành phần hóa học chính của phân supehotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(6) Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng loại phân kali.

(7) Không nên bón phân đạm amoni cho đất chua.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 23:

Cho các phát biểu sau

(1) Các kim loại như Mg, Al, Fe, Cr là những kim loại nhẹ.

(2) Trong phòng thí nghiệm, axit nitric được điều chế bằng cách đun nóng natri nitrat tinh thể với axit sunfuric đặc.

(3) Khả năng dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Fe.

(4) Phèn chua được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

(5) Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí gọi là khí lò gas.

(6) Kim loại kiềm được dùng để điều chế các kim loại bằng phương pháp thủy luyện.

(7) Crom được dùng để điều chế thép có tính siêu cứng.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 24:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?

A. CaCO3.

B. AlCl3.

C. Al2O3.

D. BaCO3.

Câu 25:

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?

A. Na2CO3.

B. HNO3.

C. HCl.

D. NaCl.

Câu 26:

Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tạm thời?

A. Phương pháp cất nước.

B. Phương pháp trao đổi ion.

C. Phương pháp hóa học.

D. Phương pháp đun sôi nước.

Câu 27:

Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:

A. 32,6 gam.

B. 36,6 gam.

C. 38,4 gam.

D. 40,2 gam.

Câu 28:

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi 

 

A. nặng hơn không khí.

B. nhẹ hơn nước.

C. nhẹ hơn không khí.

D. rất ít tan trong nước.

Câu 29:

Cho hình vẽ sau: 

 

Phát biểu nào sau đây đúng?

 

A. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

B. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

C. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.

D. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.

Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.

(b) Cho CO dư qua hỗn hợp MgO và Fe3O4 đun nóng, thu được MgO và Fe.

(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

(e) Cho mẩu Na vào dung dịch muối CuSO4, sau phản ứng thu được Cu kim loại.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 31:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 4 mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(b) Cho Al(OH)3 vào lượng dư dung dịch NaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Al dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 17,94.

B. 14,82.

C. 19,24.

D. 31,2.

Câu 33:

Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H(đktc). Giá trị của t là:

A. 2267,75.

B. 2895,10.

C. 2316,00.

D. 2219,40.

Câu 34:

Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích CO2thu được là:

A. 3,361

B. 5,041

C. 4,481

D. 6,721

Câu 35:

Trong các dung dịch: HNO3,NaCl, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Mg(NO3)2Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A.

B.

C.

D. 

Câu 36:

Tập hợp các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:

A.

B.

C.

D. 

Câu 37:

Cho các dung dịch: Na2CO3;KCl; CH3COONa; NH4Cl; NaHSO4;C6H5ONa. Các dung dịch có pH>7 là:

A.

B.

C.

D. 

Câu 38:

Hòa tan hoàn toàn 21g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lit khí CO2(dktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 24,495

B. 13,898

C. 21,495

D. 18,975

Câu 39:

Có 5 chất bột trắng đựng trong 5 lọ riêng biệt: NaCl, Na2SO4, Na2CO3;BaCO3; BaSO4 Chỉ dùng nước và CO2 có thể nhận biết được mấy chất:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 40:

Khi cho Ba(OH)2dư vào dung dịch chứa FeCl2,CuSO4,AlCl3thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắng X. Chất rắn X gồm:

A.

B.

C.

D. 

Câu 41:

Trường hợp nào sau đây được gọi là không khí sạch:

A. Không khí chứa:

B. Không khí chứa: bụi và

C. Không khí chứa:

D. Không khí chứa: 

Câu 42:

Phát biểu nào sau đây không đúng:

 

  1. Dung dịch đậm đặc của là thủy tinh lỏng

  2. Đám cháy Magie có thể được dập tắt bởi cát khô

  3. Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi nung nóng nó mềm dần rồi mới chảy

  4. Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp

  5. Kim cương là cấu trúc tinh thể phân tử, Tinh thể kim cương cứng nhất trong số các chất

  6. Silic tinh thể có tính bán dẫn, ở nhiệt độ thường thì độ dẫn điện cao nhưng ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện giảm

A. a, c, d, f

B. a, c, d, e

C. b, c, e

D. b, e, f

Câu 43:

Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4có đồ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây:

A. Cho dung dịch đặc nóng tác dụng với quặng apatit

B. Cho photpho tác dụng với dung dịch đặc nóng

C. Đốt cháy photpho trong oxit dư, cho sản phẩm tác dụng với nước

D. Cho dung dịch đặc nóng tác dụng với quặng photphorit

Câu 44:

Thành phần chính của quặng dolomite là:

A.

B.

C.

D. 

Câu 45:

Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được là

A. 3,36 lít

B. 5,04 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít