330 Bài tập Hóa học vô cơ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau: 

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư.

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 2:

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là:

A. 1,4.

B. 1,0.

C. 1,2.

D. 1,6.

Câu 3:

Để nhận biết ion NH4+ trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là

A. dung dịch NaNO3.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch NH3.

D. dung dịch H2SO4.

Câu 4:

Phát biểu không đúng là

A. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

B. Phèn chua được dùng để làm trong nước.

C. Nước chứa nhiều HCO3 là nước cứng tạm thời.

D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp nhất.

Câu 5:

Dung dịch E chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3, Cl trong đó số mol của Cl gấp đôi số mol của ion Na+. Cho một nửa dung dịch E phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 4 gam kết tủa. Cho một nửa dung dịch E còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 5 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch E thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,84.

B. 8,79.

C. 7,52.

D. 7,09.

Câu 6:

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

(3) Cho Ba vào dung dịch NaHSO3.

(4) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4.

(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(6) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là:

A. 5.

B. 4

C. 2.

D. 3.

Câu 7:

Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. NaOH.

B. Na2CO3.

C. HCl.

D. Ca(OH)2.

Câu 8:

Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl hòa tan trong nước.

B. KOH nóng chảy.

C. KCl rắn, khan.

D. NaCl nóng chảy.

Câu 9:

Trường hợp nào sau đây không sinh ra Ag?

A. Nhiệt phân AgNO3.

B. Đốt Ag2S trong không khí.

C. Cho Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

D. Cho NaCl vào dung dịch AgNO3.

Câu 10:

Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phần ngập trong nước) những thanh kim loại nào sau đây?

A. Pb.

B. Cu.

C. Zn.

D. Sn.

Câu 11:

Đốt cháy 5,12 gam hỗn hợp gồm Zn, Cu và Mg trong oxi dư, thu được 7,68 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

A. 240.

B. 480.

C. 320.

D. 160.

Câu 12:

Dung dịch X chứa 0,02 mol Al3+; 0,04 mol Mg2+; 0,04 mol NO3-; x mol Cl- và y mol Cu2+. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được 17,22 gam kết tủa. Mặt khác, cho 170 ml dung dịch NaOH 1M vào X thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 5,06.

B. 3,30.

C. 4,08.

D. 4,86.

Câu 13:

Cho dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, NO3-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).

- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là:

A. 5,50 gam.

B. 8,52 gam.

C. 4,26 gam.

D. 11,0 gam.

Câu 14:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3.

(6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 4.

B. 3.

C. 6.

D. 5.

Câu 15:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4, 2H2O) được gọi là

A. boxit.

B. đá vôi.

C. thạch cao nung.

D. thạch cao sống.

Câu 16:

Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V mL dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 160.

B. 480.

C. 240.

D. 320.

Câu 17:

Trong phòng thí nghiệm khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ bên. Khí được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây? 

A. 2Fe + 6H2SO(đặc)  Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O.

B. 3Cu + 8HNO(loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O.

C. NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3↑ + H2O.

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.

Câu 18:

NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.

(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.

(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Số thí nghiệm thu được 2 muối là

A. 4.

B. 6.

C. 3.

D. 5.

Câu 19:

Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước, Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.

B. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.

C. Dung dịch sau điện phân có pH < 7.

D. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.

Câu 20:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Sục khí Cl2 vào dd FeCl2.

(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.

(d) Cho Na vào dung dịch H2SO4 dư.

(e) Nhiệt phân AgNO3.

(g) Đốt cháy FeS2 trong không khí.

(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 21:

Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Cu, Al2O3, Mg.

B. Cu, Al, MgO.

C. Cu, Al2O3, MgO.

D. Cu, Mg, Al.

Câu 22:

Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 xmol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,075 và 0,100.

B. 0,050 và 0,100.

C. 0,100 và 0,075.

D. 0,100 và 0,050.

Câu 23:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 gam X tác dụng với 500 mL dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối lượng chất rắn là m gam. Giá trị của m là

A. 3,05.

B. 5,50.

C. 4,50.

D. 4,15.

Câu 24:

Nhiệt phân 50,56 gam KMnO4 sau một thời gian thu được 46,72 gam chất rắn.Cho toàn bộ lượng khí sinh ra phản ứng hết với hỗn hợp X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp Y nặng 13,04 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,344 lít SO2 (đktc). % khối lượng Mg trong X là:

A. 28,15%.

B. 39,13%.

C. 52,17%.

D. 46,15%.

Câu 25:

Dung dịch chất nào sau không hòa tan được Cu(OH)2

A. NH3.

B. HNO3.

C. HCl.

D. NaCl.

Câu 26:

Chất nào sau khi cho vào dung dịch NaOH không tạo được chất khí?

A. Si.

B. Mg.

C. K.

D. Na.

Câu 27:

Chất rắn nào sau đây không tan được vào dung dịch KOH?

A. Al(OH)3.

B. Si.

C. K2CO3.

D. BaCO3.

Câu 28:

Cho rất từ từ 0,2 lít dung dịch HCl 1M vào 0,2 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M, K2CO3 0,4M đến phản ứng hoàn toàn, thu được x lít khí ở đktc.Giá trị của x là:

 

A. 0,448.

B. 2,24.

C. 0,336.

D. 1,12.

Câu 29:

Trong công nghiệp HNO3 được điều chế bằng cách

A. cho dung dịch HCl phản ứng với dung dịch KNO3.

B. cho O2 phản ứng với khí NH3.

C. hấp thụ đồng thời hỗn hợp khí NO2 và O2 vào H2O.

D. hấp thụ khí N2 và H2O.

Câu 30:

Dãy các ion nào sau không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. Ba2+, HSO4, Cu2+, NO3.

B. Mg2+, Cu2+, Cl, NO3.

C. Ba2+, HCO3, NO3, Mg2+.

D. Ag+, F, Na+, K+.

Câu 31:

Dung dịch nào sau có [H+] = 0,1M ?

A. Dung dịch KOH 0,1M.

B. Dung dịch HCl 0,1M.

C. Dung dịch HF 0,1M.

D. Dung dịch Ca(OH)2 0,1M.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNOdư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Na.

B. Li.

C. Cs.

D. K.

Câu 33:

Có các nhận xét sau:

(1) Khí NH3 làm xanh quỳ tím ẩm.

(2) Phân đạm là phân bón chứa nitơ.

(3) Dung dịch HNO3 đặc, nóng có thể oxi hóa được FeO, Cu, CuO và Ag.

(4) Khí NO2 được tạo ra khi nung nóng KNO(rắn) trên ngọn lửa đèn cồn.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 34:

Trong chất thải của một nhà máy có chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,...

Có thể dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ các chất thải trên?

A. HNO3.

B. Giấm ăn.

C. Nước vôi dư.

D. Etanol.

Câu 35:

Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+; a mol K+; 0,15 mol Cl và b mol HCO3. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc chỉ chứa duy nhất một muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng chất rắn khan là

A. 18,575 gam.

B. 21,175 gam.

C. 16,775 gam.

D. 27,375 gam.

Câu 36:

Phương trình hóa học nào sau đây là sai?

A. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2.

B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

D. Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag.

Câu 37:

Dung dịch A chứa a mol Ba(OH)2. Cho m gam NaOH vào A sau đó sục CO(dư) vào ta thấy lượng kết tủa biên đổi theo đồ thị (Hình bên). Giá trị của a và m là 

SNAGHTML68d6817

A. 0,8 và 10.

B. 0,5 và 20.

C. 0,4 và 20.

D. 0,4 và 30.

Câu 38:

Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)là:

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 39:

Hòa tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,68 gam muối khan. Kim loại trên là kim loại nào sau đây?

A. Fe.

B. Mg.

C. Zn.

D. Ba.

Câu 40:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là: 2H+ + S2- → H2S?

A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.

B. CuS + H2SO4 loãng → CuSO4 + H2S.

C. Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S.

D. 2CH3COOH + K2S → 2CH3COOK + H2S.