330 Bài tập Hóa học vô cơ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thiết bị như hình vẽ dưới đây :

Không thể dùng để thực hiện thí nghiệm nào trong số các thí nghiệm được trình bày dưới đây:

 

A. Điều chế O2 từ NaNO3

B. Điều chế NH3 từ NH4Cl

C. Điều chế O2 từ KMnO4

D. Điều chế N2 từ NH4NO2

Câu 2:

Trong các thí nghiệm sau :

(1) Cho khí NH3 tác dụng với CuO nung nóng

(2) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH

(3) Cho CrO3 tác dụng với NH3

(4) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3:

Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X, nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y, cho tinh thể MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc đun nóng tạo thành khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là :

A. H2, NO2 và Cl2

B. H2, O2 và Cl2

C. Cl2, O2 và H2S

D. SO2, O2, Cl2

Câu 4:

Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X gồm NaOH 2M và Ba(OH)2 3M vào 125 ml dung dịch Y gồm H2SO4 1M và ZnSO4 1,6M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của  m là :

A. 75,589

B. 82,275

C. 73,194

D. 18,161

Câu 5:

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 20 ml dung dịch HCl 1,5M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,2M, sau khi phản ứng thu được số mol CO2 là :

A. 0,015

B. 0,020

C. 0,010

D. 0,030

Câu 6:

Trong các thí nghiệm sau :

(1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2

(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

(3) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4

(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4

Số thí nghiệm vừa có khí bay ra và kết tủa là :

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 7:

Có bốn dung dịch riêng biệt đánh số : (1) H2SO4 1M ; (2) HCl 1M ; (3) KNO3 1M và (4) HNO3 1M. Lấy 3 trong 4 dung dịch trên có cùng thể tích trộn với nhau, rồi thêm bột Cu dư vào, đun nhẹ thu được V lit khí NO (dktc). Hỏi trộn với tổ hợp nào sau đây thì thể tích khí NO là lớn nhất ?

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2), (3)

C. (1), (2) và (4)

D. Xem lời giải

Câu 8:

Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không phải của KNO3?

A. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

B. Chế tạo thuốc nổ.

C. Dùng làm phân bón.

D. Không tan trong nước.

Câu 9:

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch nào sau đây không có hiện tượng hóa học xảy ra?

A. Dung dịch Na2CrO4.

B. Dung dịch AlCl3.

C. Dung dịch NaAlO2.

D. Dung dịch NaHCO3.

Câu 10:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp.

b) Thổi khí CO qua ống đựng FeO nung nóng ở nhiệt độ cao.

c) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.

d) Dẫn khí NH3 vào bình khí Cl2.

e) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.

Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.

B. Kim loại Li được dùng làm tế bào quang điện.

C. Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.

D. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

Câu 12:

Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Natri cacbonat khan (còn gọi là sođa khan) được dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt.

B. Khi tác dụng với kim loại, cacbon luôn tạo ra số oxi hóa -4 trong hợp chất.

C. Khí CO rất độc, được sử dụng làm nhiện liệu khí.

D. CO2 là chất gây nên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam kim loại K vào H2O thu được 500 ml dung dịch có pH là

A. 13,5.

B. 13,0.

C. 14,0.

D. 12,0.

Câu 14:

Điện phân 11,4 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,688 lít (đktc) một chất khí ở anot. Muối điện phân là

A. KCl.

B. MgCl2.

C. NaCl.

D. BaCl2.

Câu 15:

Để mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành trong phòng thí nghiệm người ta có các hình vẽ (1), (2), (3) như sau:

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là

A. phương pháp thu khí theo hình (1) có thể áp dụng thu các khí: H2, SO2, Cl2, NH3.

B. phương pháp thu khí theo hình (1), (3) có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2, N2.

C. phương pháp thu khí theo hình (2) có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2, SO2, Cl2.

D. phương pháp thu khí theo hình (3) có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

Câu 16:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.

b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 nóng.

c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

e) Cho Al4C3 vào nước.

Số thí nghiệm có khí thoát ra là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(a)    Khi điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo ra khí O2.

(b)   Để lâu hợp kim Fe-Cu trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học.

(c)    Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại.

(d)   Các kim loại có độ dẫn điện khác nhau do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau.

(e)    Các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện, cấu trúc tương đối rỗng.

Số phát biểu đúng

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 18

B. 20

C. 24

D. 22

Câu 19:

Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là

A. NaAlO2

B. K3AlF6

C. K3AlF6

D. AlF3

Câu 20:

Để thu được khí CO khô không bị lẫn hơi nước, người ta dẫn khí CO lần lượt qua

A. Ca(OH)2 đặc.

B. MgO

C. P2O5

D. NaOH đặc.

Câu 21:

Oxit nào sau đay có tính lưỡng tính?

A. CrO3

B. MgO

C. CaO

D. Cr2O3

Câu 22:

Khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy… là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là

A. SO2, CO, NO2.

B. NO,NO2, SO2.

C. SO2, CO, NO.

D. NO2, CO2, CO.

Câu 23:

Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày,…Công thức của natri hiđrocacbonat là

A. NaHSO3

B. Na2CO3

C. Na2CO3

D. NaHCO3

Câu 24:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.

(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.

(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.

(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.

(g) Hợp kim Na – K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong phản ứng hạt nhân.

Số phát biểu sai là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 25:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Đốt FeS2 trong không khí

(g) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 26:

Trộn dung dịch X chứa OH- (0,17 mol), Na+ ( 0,02 mol) và Ba2+ với dung dịch Y chứa CO32- ( 0,03 mol), Na+  (0,1 mol) và HCO3- thu được m gam kết tủa. giá trị của m là

A. 14,775.

B. 7,880.

C. 5,910.

D. 13,790.

Câu 27:

Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Số mol Al(OH)3 ( n mol) tạo thành phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây

 

Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,15 và 0,30.

B. 0,30 và 0,35.

C. 0,15 và 0,35.

D. 0,30 và 0,30.

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch HCl.

(3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng.

(4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.

(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 29:

Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Y

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

X, Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kểt tủa Ag trắng bạc

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Anilin, lysin, etyl fomat, glucozơ.

B. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

C. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.

D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.

Câu 30:

Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?

A. Zn, Mg.

B. Cu, Mg.

C. Ag, Ba.

D. Cu, Fe.