330 Bài tập Hóa học vô cơ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải (P8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, ta dùng dung dịch.

A. HCl

B. NaOH

C. KNO3

D. BaCl2

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến lỗ thủng tầng ozon là:

A. khí CO và CO2.

B. khí freon (hợp chất CFC).

C. khí SO2.

D. khí CH4.

Câu 3:

Nước cứng là nước chứa nhiều ion:

A. Ca2+, Mg2+.

B. Mg2+, Na+.

C. Ca2+, Ba2+.

D. K+, Ca2+.

Câu 4:

Kim loại nào sau đây hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường?

A. Mg.

B. K.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 5:

Hợp chất nào sau đây là hợp chất lưỡng tính:

A. CuO.

B. ZnSO4.

C. Al(OH)3.

D. Na2CO3.

Câu 6:

Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng tan rất tốt trong nước của một số chất theo hình vẽ:

Thí nghiệm được sử dụng với các khí nào sau đây?

 

A. CO2 và Cl2.

B. HCl và NH3.

C. SO2 và N2.

D. O2 và CH4.

Câu 7:

Có các chất rắn: BaCO3, Fe(NO3)2, FeS, Ag2S, NaNO3 và các dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Nếu cho lần lượt từng chất rắn vào từng dung dịch thì bao nhiêu trường hợp có phản ứng xảy ra?

A. 7

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 8:

Cho dãy các chất sau: CrCl3, (NH4)2CO3, Al2(SO4)3, Ca(HCO3)2, KCl, FeCl2, NH4NO3, KHCO3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 9:

Có các phát biểu sau:

(1) S, P, C, C2H5OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(2) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

(3) Ion Fe2+ có cấu hình electron là: [Ne] 3d6.

(4) Công thức của phèn chua là K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.

(5) Điện phân dung dịch AgNO3 thu được O2 ở anot.

Số phát biểu sai là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 10:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân Hg(NO3)2.

(b) Điện phân dung dịch AlCl3.

(c) Điện phân dung dịch ZnSO4.

(d) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Nung nóng Fe2O3 với CO dư.

(g) Cho Ba vào dung dịch NaHCO3.

(h) Nhiệt phân KClO3.

(i) Cho Na vào dung dịch CuCl2 (dư).

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là:

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 11:

Cho 22,08 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 150 ml dung dịch chứa AgNO3 x mol/l và Cu(NO3)2 2x mol/lít, khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 15,12 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho Z tác dụng với NaOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 21,6 gam hỗn hợp rắn E. Giá trị của x là

A. 0,8

B. 1,2

C. 1,0

D. 1,4

Câu 12:

Những ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. Ag+, H+, Cl-, SO42-

B. OH-, Na+, Ba2+, Cl-

C. Na+, Mg2+, OH-, NO3-

D. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-

Câu 13:

Chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là

A. rượu etylic.

B. anđehit axetic.

C. axit axetic.

D. glixerol.

Câu 14:

Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch

A. KNO3.

B. Na2CO3.

C. NaNO3.

D. HNO3.

Câu 15:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là

A. CrCl3.

B. FeCl2.

C. MgCl2.

D. FeCl3.

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm là kim loại lưỡng tính.

(2) Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách đun nóng hỗn hợp quặng photphoric,cát và than cốc ở 12000C trong lò điện.

(3) Crom(III) oxit và crom (III) hidroxit đều là chất có tính lưỡng  tính.

(4) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(5 ) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.

(6) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(1)Công thức hóa học của phèn chua là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(2) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt thường.

(3) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.

(4) Nhôm là kim loại màu trắng, nhẹ, có nhiều ứng dụng quan trọng.

(5) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion cation Ca2+ , Mg2+.

(6) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 18:

“ Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. N2.

B. O2

C. SO2.

D.  CO2.

Câu 19:

Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần dùng 0,87 mol H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 111,46 gam muối sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu ( có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 3,8. Phần trăm khối lượng Mg trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28,15.

B. 23,46.

C. 25,51

D. 48,48.

Câu 20:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho thanh nhôm vào dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường.

(b) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.

(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

(d) Cho NaOH vào dung dịch NaHCO3.

(e) Sục khí NH3 vào dung dịch CuSO4.

(f) Sục khí CO2  vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 21:

Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ dưới đây:

Khí X là

A. CH4.

B. NH3.

C. CO2.

D. H2.

Câu 22:

Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thấy kết tủa tan. Chất X là

A. NH4Cl.

B. KBr.

C. (NH4)3PO4.

D. KCl.

Câu 23:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.

(c) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư ( phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm BaO, NH4HCO3, KHCO3 ( có tỉ lệ mol lần lượt là 5 :4: 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa.

A. KHCO3  và ( NH4)2CO3.

B.  KHCO3 và Ba(HCO3)2.

C.  K2CO3.

D.  KHCO3.

Câu 25:

Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,40 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (đktc). Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3. Giá trị của m gần nhất với:

A. 84.

B. 80.

C. 82.

D. 86.

Câu 26:

Nạp đầy khí X vào bình thủy tinh trong suốt, đậy bình bằng nút cao su có ống thủy tinh có vuốt nhọn xuyên qua.Nhúng đầu ống thủy tinh vào chậu thủy tinh chứa nước có pha phenolphtalein. Một lát sau nước trong chậu phun vào bình thành những tia có màu hồng (hình vẽ minh họa ở bên). Khí X là

A. NH3.

B. SO2.

C. HCl.

D. Cl2.

Câu 27:

Hợp chất vô cơ X có các tính chất: X tinh khiết là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm; dung dịch X đặc để lâu có màu vàng; tan tốt trong nước; có tính oxi hóa mạnh. Chất X là

A. H3PO4.

B. HNO3.

C. H2SO4.

D. HCl.

Câu 28:

Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

A.

B.

C.

D.

Câu 29:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X,

Dung dịch KI

và hồ tinh bột

Có màu xanh tím

Y

Dung dịch NH3

Có kết tủa màu xanh,

 sau đó kêt tủa tan

Z

Dung dịch NaOH

Có kết tủa keo, 

sau đó kết tủa tan

T

Dung dịch

H2SO4 loãng

Từ màu vàng chuyển

sang màu da cam

 

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. FeCl3, AgNO3, AlCl3, K2Cr2O7.

B. FeCl3, CuCl2, AlCl3, K2CrO4.

C. ZnCl2, AlCl3, Fe2(SO4)3, K2Cr2O7.

D. Al(NO3)3, BaCl2, FeCl2, CrCl2.

Câu 30:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong công nghiệp các kim loại Al, Ca, Na đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

B. Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2–5% khối lượng cacbon cùng một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni,…).

C. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố sắt (Z=26) có 6 electron lớp ngoài cùng.

D. Các chất: Al, Al(OH)3, Cr2O3, NaHCO3 đều có tính chất lưỡng tính.