330 Bài tập Hóa học vô cơ ôn thi THPT Quốc gia có lời giải(P6)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 8,96 lít CO2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào Y, thu được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Rb.
B. Li.
C. Na.
D. K.
Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ
A. 0,9%
B. 1%
C. 1%
D. 5%
Chất không dẫn điện được là
A. KCl rắn, khan.
B. NaOH nóng chảy.
C. CaCl2 nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Nước cứng có chứa nhiều các ion:
A. K+, Na+.
B. Zn2+, Al3+.
C. Cu2+, Fe2+.
D. Ca2+, Mg2+
Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, FeCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả ghi lại trong bảng sau:
Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:
A. H2SO4, FeCl2, BaCl2.
B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
C. H2SO4, NaOH, FeCl2.
D. Na2CO3, FeCl2, BaCl2.
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:
Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?
A. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.
B. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.
C. Tăng dần.
D. Giảm dần đến tắt.
Dung dịch X có chứa 0,3 mol Na+; 0,1 mol Ba2+; 0,05 mol Mg2+; 0,2 mol Cl- và x mol NO3-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 44,4.
B. 48,9.
C. 68,6.
D. 53,7.
Có các chất sau: Na2O, NaCl, Na2CO3, NaNO3, Na2SO4. Có bao nhiêu chất mà bằng một phản ứng có thể tạo ra NaOH?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Fe(NO3)2 ?
A. AgNO3.
B. Ba(OH)2.
C. MgSO4.
D. HCl.
Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. nước vôi.
B. phèn chua.
C. giấm ăn.
D. muối ăn.
Dung dịch NaOH phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?
A. KNO3.
B. K2SO4.
C. NaHCO3.
D. BaCl2.
Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, ở cực dương ( anot) xảy ra
A. sự khử ion K+.
B. sự oxi hóa ion K+.
C. sự khử ion Cl-.
D. sự oxi hóa ion Cl-
Cho các phát biểu về NH3 và NH4+ như sau:
(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3;
(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit;
(3) Trong NH3 và NH4+, đều có cộng hóa trị 3;
(4) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Số phát biểu đúng là
và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3;
(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit;
(3) Trong NH3 và NH4+, đều có cộng hóa trị 3;
(4) Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Dung dịch HCl 0,01 M có pH bằng
A. 2
B. 12
C. 1
D. 13
Phương trình hóa học nào sau đây sai
A. 5Mg + 2P Mg5P2
B. NH4Cl NH3 + HCl
C. 2P + 3Cl2 2PCl3
D. 4Fe(NO3)2 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) FeS + 2HCl →
(2) 2KClO3 khí Y
(3) NH4NO3 + NaOH →
(4) Cu + 2H2SO4 ( đặc)
(5) 2KMnO4 + 16HCl (đặc) →
(6) NaCl (rắn) + H2SO4 ( đặc)
Số phản ứng tạo chất khí khi tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Nhiệt phân hoàn toàn 14,14 gam KNO3, thu được m gam chất rắn. giá trị của m là
A. 11,9.
B. 13,16.
C. 8,64.
D. 6,58.
Nhỏ từ từ V lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa x mol NaHCO3 và y mol BaCl2. Đồ thị sau dãy biểu diễn sự phụ thuộc giữa số mol kết tủa và thể tích dung dịch Ba(OH)2.
Giá trị x,y tương ứng là
A. 0,4 và 0,05.
B. 0,2 và 0,05.
C. 0,2 và 0,10.
D. 0,1 và 0,05.
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Cho biết M là kim loại. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp M được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
B. X,Y , Z tác dụng được với dung dịch HCl.
C. M là kim loại có tính khử mạnh.
D. Y và Z đều là hợp chất lưỡng tính.
Cho các dung dịch sau: Ba(HCO3)2, NaOH, AlCl3, KHSO4 được đánh số ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Dung dịch chất Y là
A. AlCl3.
B. KHSO4.
C. Ba(HCO3)2.
D. NaOH.
Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3?
A. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp ( 830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.
B. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.
C. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
D. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Có các nhận xét sau:
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(HPO4)2. CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
Số nhận xét sai là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 ( ở đktc) vào dung dịch chứa 16 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là
A. 18,9 gam.
B. 23,0 gam.
C. 20,8 gam.
D. 25,2 gam.
Cho các phát biểu sau:
(a) Điện phân dung dịch NaCl ( điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.
(b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu.
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là
A. Na.
B. Ca.
C. K.
D. Mg.
Đun nóng 48,2 g hỗn hợp KMnO4, KClO3, sau một thời gian thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu đc 15,12 lít Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl, HCl dư. Số mol HCl phản ứng là
A. 1,9.
B. 2,4.
C. 2,1.
D. 1,8.
Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa.
- Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M.
Giá trị của V là
A. 180.
B. 200.
C. 110.
D. 70.
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch có pH là
A. 13,0.
B. 1,2.
C. 12,8.
D. 1,0.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuSO4 và KCl vào H2O, thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 4 lần số mol khí thoát ra ở catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong hỗn hợp X là
A. 61,70%.
B. 44,61%.
C. 34,93%.
D. 50,63%.
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Có 3 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng ?
A. V2 = 2V1.
B. V2 = V1.
C. V2 = 3V1.
D. 2V2 = V1.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 14,93 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là
A. 3,08 gam
B. 4,20 gam
C. 3,36 gam
D. 4,62 gam
Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng dư), thấy thoát ra khí không màu, đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là
A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2
B. FeCl2 và AgNO3
C. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2
D. Na2CO3 và BaCl2
Nguyên tắc luyện thép từ gang là
A. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
B. Dùng O2 oxi hóa các tạp chất Si, P, S, Mn… trong gang để thu được thép.
C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,…trong gang để thu được thép.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Cho sơ đồ phản ứng sau: X + Y → Na2SO4 + H2O .
Với X là hợp chất chứa một nguyên tử lưu huỳnh, Y là hợp chất không chứa lưu huỳnh. Phản ứng xảy ra trong sơ đồ trên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Số cặp chất X và Y thỏa mãn sơ đồ trên là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 5