335 Bài tập Cacbohidrat cơ bản, nâng cao có lời giải (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân hoàn toàn m gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là

A. 64,80.

B. 34,20.

C. 3,42.

D. 6,48.

Câu 2:

Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 4,50 kg.

B. 2,33 kg.

C. 5,00 kg.

D. 3,24 kg.

Câu 3:

Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 4,6 gam glixerol và 45,8 gam muối. Giá trị của m là

A. 44,4

B. 89,0

C. 88,8

D. 44,5

Câu 4:

Cho dãy các chất sau: anilin, saccaroza, xenlulozo, glucozo, triolein, tripanmitin, fructoza. Số chất trong dãy tác dụng được với Br2 là:

A. 4

B. 6

C. 3

D. 5

Câu 5:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng.

B. Xenlulozo không tham gia phản ứng tráng bạc.

C. Ở điều kiện thường, tristearin tồn tại ở trạng thái lỏng.

D. Saccarozo không tác dụng với hiđro.

Câu 6:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozo. Tên gọi của X

A. saccarozo.

B. amilopectin.

C. xenlulozo.

D. fructozo.

Câu 7:

Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây?

A. Đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa Ag.

B. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

C. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

D. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

Câu 8:

Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:

Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozo.

Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là

A. 270.

B. 360.

C. 108.

D. 300.

Câu 9:

Cho các chất sau: saccarozo, xenlulozo, fructozo, glucozo. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là:

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 10:

Cho 9,0 gam glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 16,2

B. 21,6

C. 5,4

D. 10,8

Câu 11:

Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. saccarozo.

B. mantozo.

C. fructozơ.

D. glucozo.

Câu 12:

Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Tinh bột

B. Glucozo

C. Saccarozo

D. Xenlulozo

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Xenlulozo bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

B. Dung dịch saccarozo phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

C. Glucozo bị thủy phân trong môi trường axit.

D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

A. 3,60.

B. 6,20.

C. 5,25.

D. 3,15.

Câu 15:

Glucozo có thể tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với H2 (Ni, t°). Qua hai phản ứng này chứng tỏ glucozo

A. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.

B. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá.

C. chỉ thể hiện tính khử.

D. chỉ thể hiện tính oxi hoá.

Câu 16:

Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp) là

A. xenlulozơ, lòng trắng trứng, metylfomat.

B. Gly- Ala, fructozơ, triolein.

C. saccarozơ, etylaxetat, glucozơ.

D. tinh bột, tristearin, valin.

Câu 17:

Thủy phân m gam saccarozo trong môi trường axit với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucozo. Giá trị của m là

A. 18,5.

B.20,5.

C. 17,1.

D. 22,8.

Câu 18:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Glucozo.

B. Xenlulozo.

C. Tinh bột.

D. Saccarozo.

Câu 19:

Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như: ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua... rất tốt cho sức khỏe. Công thức của fructozơ là

A.C12H22O11.

B.CH3COOH.

C. C6H10O5.

D. C6H12O6.

Câu 20:

Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

A. etyl axetat.

B. saccarozơ.

C. glucozơ.

D. tinh bột.

Câu 21:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là

A. fructozơ.

B. xenlulozơ.

C. saccarozơ.

D. amilopectin.

Câu 22:

Để phân biệt dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng

A. Na.

B. dung dịch AgNO3 trong NH3.

C. nước Br2.

D. Cu(OH)2.

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

B. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

C. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

D. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 24:

Thủy phân 410,4g saccarozơ, thu được m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fuctozơ (hiệu suất 80%). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được a gam Ag. Giá trị của a là

A. 414,72.

B. 518,40.

C. 207,36.

D. 437,76.

Câu 25:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

A. anilin, tinh bột, axit glutamic, glucozơ.

B. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.

C. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ.

D. anilin, axit glutamic, tinh bột, glucozơ.

Câu 26:

Chất không thủy phân trong môi trường axit là

A. tinh bột.

B. xenlulozơ.

C. glucozơ.

D. saccarozơ.

Câu 27:

Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Fructozơ.

B. Saccarozơ. 

C. Mantozơ.

D. Glucozơ

Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ (C12H22O11), rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được m gam bạc. Giá trị của m là:

A. 21,6.

B. 43,2.

C. 32,4.

D. 10,8.

Câu 29:

Đun nóng 200 gam dung dịch glucozo 9% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 16,2.

B. 10,8.

C. 21,6.

D. 32,4.

Câu 30:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat

(a) Glucozo và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozo tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 6.

D. 5.

Câu 31:

Cặp chất nào không phải là đồng phân của nhau?

A. Metyl axetat và etyl fomat

B. Glucozo và fructozo.

C. Xenlulozo và tinh bột.

D. Axit axetic và metyl fomat

Câu 32:

Trong công nghiệp, để sản xuất xà phòng và glixerol thì thủy phân chất nào sau đây?

A. Saccarozo.

B. Chất béo.

C. Xenlulozo.

D. Tinh bột.

Câu 33:

Chất nào sau đây tráng bạc được?

A. Tripanmitin.

B. Saccarozo.

C. Fructozo.

D. Metyl axetat.

Câu 34:

Saccarozo và glucozo đều có phản ứng

A. tráng bạc.

B. cộng H2 (Ni, t°).

C. với Cu(OH)2.

D. thủy phân.

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn cacbohidrat nào sau đây thu được số mol CO2 bằng số mol H2O?

A. Amilopeptin.

B. Saccarozo.

C. Glucozo.

D. Xenlulozo.

Câu 36:

Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là

A. glucozo, saccarozo.

B. glucozo, sobitol.

C. fructozo, sobitol.

D. glucozo, etanol.

Câu 37:

Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozo và fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là

A. 13,5.

B. 24,3.

C. 54,0.

D. 27,0.

Câu 38:

Cho các chất sau: saccarozo, glucozo, etyl fomat, xenlulozo, fructozo, tripanmitin, số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 39:

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75 %, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 13,5.

B. 72,0.

C. 36,0.

D. 18,0.

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm axit oxalic, đietyl oxalat, glucozơ và saccarozo, trong đó số mol đietyl oxalat bằng 3 lần số moi axit oxalic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 22,4 lít O2 (đktc), thu được 16,56 gam H2O. Giá trị của m là

A. 29,68.

B. 13,84.

C. 31,20.

D. 28,56.