335 Bài tập Cacbohidrat cơ bản, nâng cao có lời giải (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng một lượng NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y; sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá tiị của m là

A. 43,20.

B. 21,60.

C. 46,07.

D. 24,47.

Câu 2:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T ở dạng dung dịch:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. saccarozơ, glucozơ, mantozơ, fructozơ

B. mantozơ, saccarozơ, fructozơ, glucozơ

C. fructozơ, xenlulozo, glucozơ, saccarozơ

D. glucozơ, saccarozơ, fructozơ, mantozơ

Câu 3:

Chất nào dưới đây là monosaccarit?

A. Fructozo.

B. Tinh bột.

C. Saccarozo.

D. Xenlulozo.

Câu 4:

Cho dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm glucozo và fructozo tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng thu được 38,88 gam Ag. Giá trị m là

A. 48,6

B. 32,4

C. 64,8

D. 16,2

Câu 5:

Trong phân tử của cacbonhiđrat luôn có

A. nhóm chức axit.

B. nhóm chức xeton.

C. nhóm chức ancol.

D. nhóm chức anđehit.

Câu 6:

Tinh bột, xenlulozo, saccarozo đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hòa tan Cu(OH)2.

B. trùng ngưng.

C. tráng gương.

D. thủy phân.

Câu 7:

Chất thuộc loại cacbohiđrat là

A. poli (vinyl clorua).

B. etylaxetat.

C. xenlulozo.

D. glixerol.

Câu 8:

Tinh bột và xenlulozơ thuộc loại:

A. đisaccarit.

B. monosaccarit.

C. lipit.

D. polisaccarit.

Câu 9:

Đồng phân của saccarozơ là:

A. xenlulozơ.

B. glucozơ.

C. mantozơ.

D. fructozơ.

Câu 10:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột.

B. Glucozo.

C. Saccarozo.

D. Xenlulozo.

Câu 11:

Cacbohiđrat chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử

A. saccarozo.

B. xenlulozo.

C. mantozo.

D. tinh bột.

Câu 12:

Xenlulozo trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozo). Nếu dùng 2 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitrat điều chế được là

A. 2,20 tấn.

B. 3,67 tấn.

C. 2,97 tấn.

D. 1,10 tấn.

Câu 13:

Tinh bột, xenlulozo, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứngTinh bột, xenlulozo, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. tráng bạc.

B. thủy phân.

C. hòa tan Cu(OH)2.

D. trùng ngưng.

Câu 14:

Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

A. 9,0.                         

B.36,0.

C. 18,0.

D. 16,2.

Câu 15:

Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 16:

Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)

A. 70 lít.                   

B. 55 lít.

C. 49 lít.

D. 81 lít.

Câu 17:

Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1 a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 90%.                     

B. 20%.

C. 10%.

D. 80%.

Câu 18:

Tinh bột thuộc loại

A. lipit.

B. polisaccarit.

C. đisaccarit.

D. monosaccarit.

Câu 19:

Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozo ta thu được sản phẩm là

A. fructozo.          

B. glucozơ.

C. saccarozo.

D. axit glucomic.

Câu 20:

Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,80 gam.                     

B. 1,44 gam.

C. 1,82 gam.

D. 2,25 gam.

Câu 21:

Điều chế ancol etylic từ 1 tấn tinh bột chứa 5% tạo chất trơ, hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 85%. Khối luợng ancol thu đuợc gì?

A. 398,8 kg.                  

B. 485,85 kg.

C. 458,58 kg.

D. 389,79 kg.

Câu 22:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.               

B. anđehit.

C. xeton.

D. amin.

Câu 23:

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozo.                 

B. Amilozo.

C. Xenlulozo.

D. Glucozo.

Câu 24:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

Số phát biểu đúng là

A. 6.       

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 25:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 3,67 tấn.      

B. 2,97 tấn.

C. 2,20 tấn.

D. 1,10 tấn.

Câu 26:

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozo thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 54%.

B. 40%.

C. 80%.

D. 60%.

Câu 27:

Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?

A. Xenlulozo.

B. Saccarozo.

C. Tinh bột.

D. Glucozo.

Câu 28:

Xenlulozo thuộc loại

A. monosaccarit.                      

B. đisaccarit.

C. lipit.

D. poli saccarit.

Câu 29:

 Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

A. đều có trong củ cải đường.

B. đều tham gia phản ứng tráng gương.

C. đều được sử dụng trong y học làm "huyết thanh ngọt".

D. đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.

Câu 30:

Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành rượu etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Tính giá trị của m?

A. 400 gam.  

B. 320 gam.

C. 200 gam. 

D. 160 gam.

Câu 31:

Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là

A. anđehit axetic, fructozo, xenluloza.

B. saccarozo, tinh bột, xenlulozo.

C. axit fomic, anđehit fomic, glucoza.

D. fructozo, tinh bột, anđehit fomic.

Câu 32:

Dung dịch saccarozơ có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

A. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, CuSO4.

B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng, Na.

C. AgNO3/NH3, H2SO4 loãng, Na.

D. H2, Br2, Cu(OH)2.

Câu 33:

Cho 3 nhóm chất hữu cơ sau:

(1) saccarozo và dung dịch glucozơ;

(2) saccarozơ và mantozo;

(3) saccarozo, mantozo và anđehit axetic.

Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt tất cả các chất trong mỗi nhóm?

A. AgNO3/NH3.               

B. Na2CO3.

C. Cu(OH)2/NaOH.

D. H2SO4.

Câu 34:

Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C12H21O11.                      

B. (C6H10O5)12.

C. C12H22O11.

D. C6H12O6.

Câu 35:

Chất thuộc loại polisaccarit là

A. glucozơ. 

B. saccarozơ.

C. fructozơ.

D. xenlulozơ.

Câu 36:

Cho phản ứng: X+H2Ni,t°Sobitol. Chất X có thể là

A. saccarozơ                

B. glixerol

C. glucozơ

D. axit gluconic

Câu 37:

Để phân biệt dung dịch glucozo và saccarozơ ta dùng dung dịch

A. AgNO3/NH3.                    

HCl.

C. NaCl.

D. NaOH.

Câu 38:

Chất không phản ứng với glucozơ là

A. NaOH.          

B. AgNO3/NH3.

C. Cu(OH)2.

D. H2.

Câu 39:

Chất Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần của chứa chất Y nhiều hơn. Tên gọi của Y

A. amilozơ.           

B. amilopectin.

C. glucozo.

D. saccarozơ.

Câu 40:

Nhóm gồm các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam trong suốt là:

A. glixerol, fomandehit, fructozơ, saccarozơ.

B. glixerol, glucozo, fructozơ, xenlulozo.

C. saccarozơ, glixerol, fructozơ, glucozo.

D. etanol, fructozơ, glucozo, saccarozơ.