335 Bài tập Cacbohidrat cơ bản, nâng cao có lời giải (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân 34,2 gam saccarozơ với hiệu suất 95%, cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư). Khối lượng Ag tạo thành sau khi phản ứng kết thúc là

A. 43,20 gam.

B. 41,04 gam.

C. 61,56 gam.

D. 20,52 gam.

Câu 2:

Để thu được 460 ml ancol etylic 50° người ta đã cho lên men một lượng m gam gạo nếp. Giả sử tỉ lệ tinh bột trong gạo nếp là 80%, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất quá trình lên men là 50%. Giá trị của m là

A. 810.

B. 760.

C. 520.

D. 430.

Câu 3:

Cho các chất: alanin, anilin saccarozơ, glucozo chưa dán nhãn được kí hiệu bằng các chữa cái X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với thuốc thử ghi ở bảng sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. anilin, alanin, saccaroza, glucoza.

B. saccarozơ, anilin, glucozơ, alanin.

C. alanin, glucoza, saccarozơ, anilin.

D. alanin, glucozơ, anilin, saccarozơ.

Câu 4:

Fructozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

B. H2 (xúc tác Ni, t°)

C. nước Br2

D. dung dịch AgNO3/NH3, t°

Câu 5:

Hóa chất nào sau đây không được dùng khi sản xuất saccarozơ trong công nghiệp từ cây mía?

A. Vôi sữa

B. Khí sunfuro

C. Khí cacbonic

D. Phèn chua

Câu 6:

Hai chất đồng phân của nhau là

A. amilozơ và amilopectin

B. xenlulozơ và tinh bột

C. saccarozơ và glucozơ 

D. fructozơ và glucozơ

Câu 7:

Trong phân tử của các cacbohyđrat luôn có

A. nhóm chức xetôn

B. nhóm chức axit

C. nhóm chức anđehit

D. nhóm chức ancol

Câu 8:

Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2

A. saccarozơ

B. fructozơ

C. glucozơ

D. xenlulozơ

Câu 9:

Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

A. 1,80gam

B. 2,25gam

C. 1,82gam

D. 1,44gam

Câu 10:

Một phân tử saccarozơ có

A. một gốc β-glucozơ và một gốc α-fructozơ

B. một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozơ

C. một gốc β-glucozơ và một gốc β-fructozơ

D. hai gốc α-glucozơ

Câu 11:

Để điều chế 53,46 kg xenlulozo trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là

A. 36    

B. 60

C. 24

D. 40

Câu 12:

Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenluloza

B. Glucozơ

C. Saccaroza 

D. Amilozơ

Câu 13:

Đốt cháy 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccacrozơ cần dùng 0,84 mol O2. Mặt khác đun nóng 24,48 gam X trong môi trường axit, thu được hỗn hợp Y gồm các hợp chất hữu cơ. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 43,20 gam

B. 25,92 gam

C. 34,56 gam

D. 30,24 gam

Câu 14:

X, Y, Z, T là một trong số các dung dịch sau: glucozo; fructozo; glixerol; phenol. Thực hiện các thí nghiệm để nhận biết chúng và có kết quả như sau:

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là.

A. fructoza, glucozơ, glixerol, phenol

B. phenol, glucozơ, glixerol, fructozo

C. glucozơ, fructozơ, phenol, glixerol

D. fructozơ, glucozơ, phenol, glixerol

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sorbitol

B. Xenlulozo tan tốt trong nước và etanol

C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ

Câu 16:

Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 75,6 gam

B. 64,8 gam

C. 84,0 gam

D. 59,4 gam

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

B. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.

C. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

D. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường.

Câu 18:

Cho 500 ml dung dịch glucozơ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của X là

A. 0,20.

B. 0,10.

C. 0,01.

D.0,02.

Câu 19:

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A. Saccarozơ.

B. Fructozơ.

C. Tinh bột.

D. Glucozơ

Câu 20:

Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.... Chất X là

A. glucozơ.

B. tinh bột.

C. xenlulozơ.

D. saccarozơ.

Câu 21:

Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:

Để điều chế 10 lít rượu etylic 46° cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là:

A. 6,912.

B. 8,100.

C. 3,600.

D. 10,800.

Câu 22:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc. Để điều chế được 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90% tính theo axit nitric). Giá trị của m là

A. 21.

B. 10.

C. 42.

D. 30.

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

B. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β).

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.

D. Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.

Câu 24:

Cho 360 gam glucozơ lên men thành ancol etylic và cho toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch NaOH dư được 318 gam muối. Hiệu suất phản ứng lên men là

A. 50,0%.

B. 80,0%.

C. 75,0%.

D. 62,5%.

Câu 25:

Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

A. saccarozơ.

B. protein.

C. tinh bột.

D. glucozơ.

Câu 26:

Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2. Ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 27:

Cho các phát biểu sau

(1) Glucozơ có phản ứng thủy phân tạo ancol etylic.

(2) Mantozơ và saccarozơ có liên kết glicozit.

(3) Mantozơ và fructozơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước Br2.

(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(5) Mantozơ và fructozơ có khả năng tham gia tráng gương.

Các phát biểu không đúng là

A. (3) (4).

B. (2) (5).

C. (1) (3) (4).

D. (3), (4) (5)

Câu 28:

Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. mantozơ.            

B. fructozơ.

C. saccarozơ.

D. glucozơ.

Câu 29:

Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 30:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Tinh bột.

B. Xenlulozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.