340 câu Lý thuyết Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có giải chi tiết (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. Na2SO4, HNO3.
B. HNO3, KNO3
C. HCl, NaOH
D. NaCl, NaOH
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường.
A. Na
B. Fe
C. Mg
D. Al
Cho 40,5 gam kim loại R (có hóa trị không đổi) tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thì thu được 50,4 lít khí (đktc). Kim loại R là
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Fe
Thí nghiệm nào sau đây khi kết thúc không có kết tủa
A. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH
B. Cho Ba dư vào dung dịch NH4HCO3
C. Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2
Sản phẩm cuối cùng thu được khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp rắn X gồm Ba(HCO3)2 và Na2CO3 là
A. BaCO3, Na2CO3
B. BaO, Na2O
C. BaO, Na2CO3
D. BaCO3, Na2O
Tính chất không phải của kim loại kiềm là
A. có nhiệt độ nóng chảy thấp
B. có số oxi hóa là +1 trong các hợp chất
C. có độ cứng cao
D. có tính khử mạnh
Trong công nghiệp nhôm được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân nóng chảy AlCl3
B. dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao
C. dùng Mg khử Al3+ trong dung dịch
D. điện phân nóng chảy Al2O3
Cho các phát biểu sau:
1 Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa.
2 Kim loại cứng nhất là W (vonframe).
3 Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.
4 Khí điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.
5 Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Cho 3 kim loại thuộc chu kỳ 3: 11Na, 12Mg, 13Al. Tính khử của chúng giảm theo thứ tự là:
A. Na > Mg > Al.
B. Al > Mg > Na
C. Mg > Al > Na
D. Mg > Na > Al
Loại đá quặng nào sau đây không phải là hợp chất của nhôm?
A. Đá rubi
B. Đá saphia
C. Quặng boxit
D. Quặng đôlômit
Kim loại nào dưới đây trong thực tế được điều chế bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân?
A. Na
B. Al
C. Cu
D. Fe
Nhúng các cặp kim loại dưới đây (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào dung dịch HCl. Trường hợp nào Fe không bị ăn mòn điện hóa?
A. Fe và Cu
B. Fe và Zn
C. Fe và Pb
D. Fe và Ag
Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Dùng Mg đẩy Al khỏi dung dịch AlCl3
B. Điện phân nóng chảy AlCl3
C. Điện phân dung dịch AlCl3
D. Điện phân nóng chảy Al2O3
Nung một hỗn hợp bột gồm Cr, Cu, Ag trong oxi dư đến hoàn toàn, sau phản ứng thu được chất rắn A. Cho A vào dung dịch HCl dư đun nóng thu được dung dịch X và kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y là
A. AgCl
B. Cr, Ag
C. Ag
D. Ag và AgCl
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây gọi là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al2O3 và NaOH
B. Al2O3 và HCl
C. Al và Fe2O3
D. Al và HCl
Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch HCl
B. Cr(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
C. Kim loại Cr tan trong dung dịch HCl đun nóng
D. CrCl3 có tính oxi hoá trong môi trường axit.
Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Cu, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được dung dịch B và phần không tan D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì được chất rắn E. Nếu cho khí CO dư đi qua E nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau cùng có chứa
A. Cu và MgO
B. CuO và Mg
C. Cu và Mg
D. Cu, Zn và MgO
Chất nào dưới đây không tác dụng với dung dịch AlCl3?
A. AgNO3
B. Ag
C. NaOH
D. dung dịch NH3
Trong các kim loại: Fe, Zn, Pb, Mn, Mg, Sr, Cr. Số lượng kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm là
A. 4
B. Ag
C. Zn
D. Fe
Khi nói về quá trình điều chế Al trong công nghiệp, mệnh đề nào dưới đây là không đúng?
A. Trong quặng boxit, ngoài Al2O3 còn có tạp chất là SiO2 và Fe2O3
B. Cả 2 điện cực của thùng điện phân Al2O3 đều làm bằng than chì
C. Trong quá trình điện phân, cực âm sẽ bị mòn dần và được hạ thấp dần xuống
D. Sử dụng khoáng chất criolit sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất
Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua của nó?
A. Al, Mg, Na
B. Na, Ba, Mg
C. Al, Ba, Na
D. Al, Mg, Fe
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Để khử mùi tanh của cá (do các amin có mùi gây ra) người ta thường dùng dung dịch giấm ăn.
(4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
(5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải.
(6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
(7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
Cho phản ứng: NaCrO2 + Br2 +NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Sau khi phản ứng cân bằng, tổng hệ số tối giản của phản ứng là
A. 24
B. 25
C. 28
D. 26
Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. Na2SO4, HNO3
B. HNO3, KNO3
C. HCl, NaOH
D. NaCl, NaOH
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường
A. Na
B. Fe
C. Mg
D. Al
Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng
B. Sủi bọt khí
C. Không hiện tượng
D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Al vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho Na vào H2O.
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của Al và Cr ?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom
C. Nhôm và crom đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội
D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và nước
Cho luồn khí H2 nóng dư qua hỗn hợp (A) chứa Al2O3 , CuO, MgO, FeO. Sau khi phản ứng xong thì thu được hỗn hợp B gồm các chất
A. Al,Cu,Mg,Fe
B. Al,Cu,MgO,Fe
C. Al2O3,Cu,MgO,Fe
D. Al2O3,Cu,MgO,FeO
Nhận xét nào không đúng về Cr và hợp chất của Cr?
A. Màu dung dịch K2Cr2O7bị biến đổi khi cho thêm dung dịch KOH vào
B. Cr(OH)2 là hợp chất lưỡng tính
C. Khi phản ứng với Cl2trong dung dịch KOH ion CrO2− đóng vai trò là chất khử
D. Ancol etylic nguyên chất bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3ở điều kiên thường
Để tiêu huỷ kim loại Na hoặc K dư thừa khi làm thí nghiệm ta dùng
A. dầu hoả
B. nước vôi trong
C. giấm ăn
D. ancol etylic
Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. thủy luyện
B. điện phân nóng chảy
C. nhiệt luyện
D. điện phân dung dịch
Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp CuO, Al2O3, CaO, MgO có số mol bằng nhau (nung nóng ở nhiệt độ cao) thu được chất rắn A. Hòa tan A vào nước dư còn lại chất rắn X. X gồm:
A. Cu, Al2O3, MgO
B. Cu, Mg
C. Cu, Mg, Al2O3
D. Cu, MgO
Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaNO3
B. HCl
C. NaOH
D. H2SO4
Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch MgSO4
B. Dung dịch HNO3 đặc, nguội
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội
D. Dung dịch HCl đặc, nguội