340 câu Lý thuyết Kim loại kiềm, Kim loại kiềm thổ, Nhôm có giải chi tiết (P10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nhóm nào sau đây gồm các kim loại kiềm thổ
A. Mg, Fe
B. Na, K
C. Li, Be
D. Ca, Ba
Cho một loại nước cứng chứa các ion Mg2+, Ca2+, HCO3-, Cl- và SO42-. Đun nóng nước này một hồi lâu rồi thêm vào đó hỗn hợp dung dịch Na2CO3, Na3PO4 đến dư thì nước thu được thuộc loại
A. Nước cứng vĩnh cửu
B. Nước mềm
C. Nước cứng tạm thời
D. Nước cứng toàn phần
Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2
B. Điện phân dung dịch MgSO4
C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2
D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp các muối : KNO3 ; Cu(NO3)2 ; AgNO3 . Chất rắn thu được sau phản ứng là :
A. KNO2, CuO, Ag2O
B. K2O, CuO, Ag
C. KNO2,CuO,Ag
D. KNO2, Cu, Ag
Cho các chất : HCl , Ca(OH)2 , Na2CO3 , K3PO4 , K2SO4. Số chất được dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là :
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Trong công nghiệp, các kim loại như Na, K, Mg, Ca được điều chế bằng phương pháp?
A. Điện phân dung dịch
B. Nhiệt luyện
C. Thủy luyện
D. Điện phân nóng chảy
Các hợp chất sau : CaO , CaCO3 , CaSO4 , Ca(OH)2 có tên lần lượt là:
A. Vôi sống , vôi tôi , thạch cao ,đá vôi
B. Vôi tôi , đá vôi, thạch cao,vôi sống
C. Vôi sống, thạch cao, đá vôi, vôi tôi
D. Vôi sống, đá vôi,thạch cao, vôi tôi
Cho các thí nghiệm sau:
(a). Cho Ba vào dung dịch chứa phèn chua.
(b). Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
(c). Cho Ca(OH)2 vào Mg(HCO3)2.
(d). Cho một miếng nhôm vào nước vôi trong (dư) rồi sục khí CO2 vào.
(e). Điện phân dung dịch hỗn hợp MgCl2, AlCl3.
Tổng số thí nghiệm có khả năng tạo hỗn hợp các chất kết tủa là?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Có các chất sau : NaCl2, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
A. Ca(OH)2
B. Na2CO3
C. Ca(OH)2, Na2CO3, HCl
D. Cả A. và B
Chọn câu đúng trong các phát biểu sau:
A. Để điều chế kim loại kiềm, phải điện phân dung dịch muối halogenua của chúng
B. Natri hidroxit là chất rắn dẫn điện tốt, để trong không khí thì dễ hút ẩm, chảy rữa
C. Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực làm bằng nhôm thì xảy ra hiện tượng ăn mòn ở cả 2 điện cực
D. Để bảo quản kim loại kiềm, phải ngâm chúng trong nước
Cho các thí nghiệm sau:
(a). Cho hỗn hợp bột chứa Mg và K tan hết trong dung dịch HNO3 (loãng).
(b). Cho Ba vào dung dịch chứa CuSO4.
(c). Điện phân dung dịch MgCl2.
(d). Cho hỗn hợp bột chứa Fe và Zn tan hết trong dung dịch HCl.
Tổng số thí nghiệm có thể cho đồng thời cả khí và kết tủa (chất rắn) là?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Cho hỗn hợp bột chứa Mg và K tan hết trong dung dịch
A. sự oxi hoá ion Mg2+
B. sự khử ion Mg2+
C. sự oxi hoá ion Cl-
D. sự khử ion Cl-.
Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, Ba(NO3)2. Số muối dễ bị nhiệt phân là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Chất nào sau đây không dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Na2CO3
B. Na3PO4
C. Ca(OH)2
D. HCl
Cho hỗn hợp bột X chứa Mg, MgO, Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chứa H2 và N2. Cho các nhận định sau về dung dịch Y.
(a). Cho Mg vào Y có thể thu được khí.
(b). Cho Mg vào Y có thể thu được khí NO.
(c). Cho NaOH dư vào Y không thu được kết tủa.
(d). Cho Ba(OH)2 dư vào Y có thể thu được kết tủa nhưng không thể thu được khí.
Tổng số phát biểu đúng là ?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Công thức hóa học của Natri đicromat là
A. Na2Cr2O7
B. NaCrO2
C. Na2CrO4
D. Na2SO4
Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl
B. Ca(HCO3)2
C. KCl
D. KNO3
Quặng nào sau đây có chứa thành phần chính là Al2O3?
A. Hematit đỏ
B. Boxit
C. Manhetit
D. Criolit
Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. KCl
B. KNO3
C. NaCl
D. Na2CO3
Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, Ba(NO3)2. Số muối dễ bị nhiệt phân là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Cho các phát biểu sau:
(1). Dùng Ba(OH)2 để phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
(2). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.
(3). Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(4). Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(6). Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH
B. HCl
C. Ca(OH)2
D. H2SO4
Cho các chất sau: Cr(OH)3, CaCO3, Al(OH)3 và Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dụng dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Cho dãy các chất: Al, Al2O3, Na2CO3, CaCO3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Chất nào sau đây khi tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaHSO4 thì thu được dung dịch chứa hai muối?
A. MgO
B. KOH
C. Al.
D. Ba(OH)2
Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2
B. N2, NO2, CO2, CH4, H2
C. NH3, O2, N2, CH4, H2
D. N2, Cl2, O2 , CO2, H2
Cho phản ứng sau: 2Al + 2NaOH + 2H2O ® 2NaAlO2 + 3H2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. NaOH đóng vai trò là chất môi trường
B. NaOH đóng vai trò là chất oxi hóa
C. H2O đóng vai trò là chất oxi hóa
D. Al đóng vai trò là chất khử
Không khí trong phòng thí nghiệm nhiễm độc khí clo, người ta dùng cách nào sau đây để sử lí:
A. phun dung dịch NH3 đặc
B. phun dung dịch NaOH đặc
C. phun dung dịch Ca(OH)2
D. phun khí H2 chiếu sáng.
Khi cho một mẩu kim loại Kali vào nước thì
A. mẩu kim loại chìm và không cháy
B. mẩu kim loại nổi và bốc cháy
C. mẩu kim loại chìm và bốc cháy
D. mẩu kim loại nổi và không cháy