40 câu trắc nghiệm Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế NC ( P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sau bài thực hành hóa học trong chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Fe3+, Zn2+, Pb2+, Hg2+. Dùng chất nào sau đây có thể xử lí sơ bộ các chất trên?

A. HNO3

B. Etanol

C. Giấm ăn

D. Nước vôi dư.

Câu 2:

Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bậnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:

A. 1-2 ngày

B. 2-3 ngày

C. 12-15 ngày

D. 30-35 ngày.

Câu 3:

Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây ?

A. Na2O2 rắn.

B. NaOH rắn.

C. KClO3 rắn

D. Than hoạt tính.

Câu 4:

Sau khi làm thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, biện pháp tốt nhất để khí tạo thành thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là:

A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.

B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.

C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm.

D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Câu 5:

Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần

A. Rửa sạch vỏ rồi luộc.

B. Tách bỏ vỏ rồi luộc.

C. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.

D. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN.

Câu 6:

Để sản xuất được 10 tấn NaOH bằng phương pháp điện phân thì cần bao nhiêu tấn NaCl 95%? Biết hiệu suất của quá trình là 89%

A. 16,298

B. 17,397

C. 17,297

D. 18,296

Câu 7:

Để đánh giá độ nhiễm bẩn H2S không khí của một nhà máy, người ta tiến hành lấy 1,5 lít không khí rồi sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa mà đen. Vậy hàm lượng H2S trong không khí của nhà máy này là:

A. 3,4.10-2 mg/l

B. 2,55.10-2 mg/l

C. 2,8.10-2 mg/l

D. 2,1.10-2 mg/l

Câu 8:

Một nhà máy chế biến thực phẩm, 1 năm sản xuất 200 000 tấn glucozo từ tinh bột sắn. Biết hiệu suất phản ứng tạo glucozo là 80%, và trong bột sắn có 90% tinh bột. Tính lượng chất thải ra môi trường nếu nhà máy không tận dụng sản  phẩm thừa?

A. 50 000 tấn

B. 125 000 tấn

C. 150 000 tấn

D. 80 000 tấn

Câu 9:

Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm:

1. Các ion kim loại nặng Hg2+, Pb2+, As3+, Cd2+, Cu2+, …

2. Các gốc axit: NO3-; PO43-; SO42-

3. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học

A. 1 và 3

B. 1 và 2

C. 2 và 3

D. 1, 2 và 3

Câu 10:

Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất:

A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

B. nhẹ dễ cháy, dễ phân hủy

C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, dễ tan.

Câu 11:

Nguyên tố nào trong hợp chất (CFC) là nguyên nhân phá huỷ tầng ozon?

A. Cacbon

B. Oxi

C. Clo

D. Flo

Câu 12:

Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Theo tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 10.10-6 mol/m3 không khí thì bị coi là ô nhiễm. Kết quả phân tích 50 lít không khí ở một số khu vực như sau:

Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất (ảnh 1)

Không khí của khu vực bị ô nhiễm là:

A. X

B. Y và X

C. X, Y và Z

D. Không có khu vực nào.

Câu 13:

Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do:

A. Khi CO2

B. Mưa axit

C. Clo và các hợp chất của clo

D. Quá trình sản xuất gang, thép

Câu 14:

Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Câu 15:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ cho phép của ion Cu2+ trong nước uống không được vượt quá 3mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500ml 1 mẫu nước, lượng kết tủa tối thiểu là bao nhiêu gam cho thấy mẫu nước đã bị nhiễm đồng?

A.  0,00144

B. 0,00229

C. 0,00115

D. 0,0028

Câu 16:

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7209 : 2002) thì hàm lượng chì cho phép đối với đất sử dụng cho mục đích trồng trọt là 70ppm. Khi phân tích 3 mẫu đất (1); (2) và (3) mỗi mẫu nặng 0,5g bằng phương pháp quang phổ. Người ta được kết quả về hàm lượng Pb tương ứng là 10-8 g; 6,7.10-8­ g và 2.10-8 . Vậy kết luận nào chính xác.

A. (1); (2) được phép trồng trọt

B. (1); (3) được phép trồng trọt

C. (2); (3) được phép trồng trọt

D. Cả ba mẫu đều được

Câu 17:

Có thể dùng chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải ở dạng dung dịch có chứa các ion sau: Cu2+, Zn2+ , Fe3+, Pb2+

A. HNO3

B. Nước vôi dư

C. H2SO4

D. Br2

Câu 18:

Theo quy định của Bộ Y tế về sử dụng chất ngọt nhân tạo, chất Acesulfam K có liều lượng chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể 1 ngày. Nếu 1 người nặng 50kg, trong 1 ngày có thể dùng tối đa lượng chất đó là bao nhiêu?

A. 750mg

B. 900mg

C. 600mg

D. 15g

Câu 19:

Mưa axit chủ yếu do  những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào?

A. NH3, HCl

B. H2S, Cl2

C. SO2, NO2

D. CO2, SO2

Câu 20:

Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:

CuS CuO CuSO4

Lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ  1 tấn nguyên liệu chứa 75% CuS là bao nhiêu. Biết H=80%

A. 2 tấn

B. 20 tấn

C. 1,2 tấn

D. 21 tấn