40 câu Trắc nghiệm Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng (có đáp án 2024) – Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo
Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng Vật Lí 10 (có đáp án) đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 6.
Lý thuyết Vật Lí lớp 10 Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
Video giải Vật lí 10 Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
1. Thí nghiệm đo tốc độ
Mục đích: Đo được tốc độ tức thời của vật chuyển động
Dụng cụ:
(1): Đồng hồ đo thời gian hiện số
(2): Máng định hướng thẳng dài khoảng 1m có đoạn dốc nghiêng (độ dốc không đổi) và đoạn nằm ngang
(3): Viên bi thép
(4): Thước đo độ có gắn dây dọi
(5): Thước thẳng độ chia nhỏ nhất là 1mm
(6): Nam châm điện
(7): Hai cổng quang điện
(8): Công tắc điện
(9): Giá đỡ
2. Một số phương pháp đo tốc độ
- Đồng hồ bấm giây kết hợp với thước: thường dùng để đo tốc độ trung bình của vật chuyển động. Được ứng dụng để đo tốc độ chạy trong lớp thể dục, đo tốc độ rơi tự do từ một độ cao xác định
Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện
Nhược điểm: Kém chính xác do phụ thuộc vào phản xạ của người bấm đồng hồ.
- Cổng quang điện kết hợp với thước và đồng hồ đo thời gian hiện số: Thường dùng để đo tốc độ tức thời và tốc độ trung bình của vật chuyển động trong phòng thí nghiệm
Ưu điểm: Kết quả chính xác hơn do không phụ thuộc vào người thực hiện
Nhược điểm: Lắp đặt phức tạp, chỉ đo được các vật có kích thước phù hợp để có thể đi qua được cổng quang điện
- Súng bắn tốc độ: Đo trực tiếp tốc độ tức thời của các phương tiện giao thông. Thường được cảnh sát giao thông sử dụng trong việc kiểm soát tốc độ của các phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường
Ưu điểm: Đo trực tiếp tốc độ tức thời với độ chính xác cao
Nhược điểm: Giá thành cao