400 Bài tập tổng hợp Hóa vô cơ ôn thi Đại học có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1). Cho dd NaOH dư vào dung dịch AlCl3

(2). Cho dd NH3 dư vào dung dịch AlCl3

(3). Cho dd HCl dư vào dung dịch NaAlO2

(4). Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2

(5). Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch nhôm sunfat.

(6). Cho Al tác dụng với Cu(OH)2

Số thí nghiệm tạo kết tủa Al(OH)3là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2:

Khi nói về phân bón, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng

B. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng

C. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng

D. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng

Câu 3:

Trộn 100 ml dung dịch A gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch B gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch C. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch D gồm H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch C thu được V lít khí CO2(đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2tới dư vào dung dịch E thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V là

A. 82,4 và 5,6.

B. 59,1 và 2,24.

C. 82,4 và 2,24.

D. 59,1 và 5,6

Câu 4:

Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; x mol SO42− ; 0,12 mol Cl− và 0,05 mol NH4+ . Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,875

B. 7,190

C. 7,020

D. 7,705

Câu 5:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ Dự đoán hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm

 

A. (1) Phân thành hai lớp; (2) Dung dịch đồng nhất; (3) Dung dịch đồng nhất

B. Phân thành hai lớp; (2) Dung dịch đồng nhất; (3) Phân thành hai lớp và có kết tủa

C. (1) Dung dịch đồng nhất; (2) Phân thành hai lớp và có kết tủa; (3) dung dịch đồng nhất.

D. (1) dung dịch đồng nhất; (2) phân thành hai lớp; (3) dung dịch đồng nhất

Câu 6:

Trộn V1 lít dung dịch H2SO4 0,02M với V2 lít dung dịch NaOH 0,035M ta thu được V1 + V2 lít dung dịch có pH = 2. Xác định tỉ lệ V1/V2

A. 2

B. 3/2

C. 2/3

D. 1

Câu 7:

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: Hidro clorua (HCl), metyl amin (CH3NH2), lưu huỳnh dioxit (..), etan(CH3−CH3). Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm. Và cho biết mực nước trong ống nghiệm B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống nghiệm B ban đầu) khi cho thêm vài giọt NaOH vào chậu B?

A. SO2, CH3−CH3, HCl, CH3−NH2 Mực nước trong ống B giảm xuống

B. CH3−CH3, HCl, CH3−NH2,SO2. Mực nước trong ống B không thay đổi

C. CH3−CH3 , SO2 , CH3−NH2 , HCl. Mực nước trong ống B tăng lên

D. CH3−CH3, CH3−NH2, SO2, HCl. Không nhận xét được mực nước trong ống B

Câu 8:

Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (màng ngăn điện cực trơ) là

A. Cu, O2và HNO3

B. Cu,NO2và H2

C. CuO,H2và NO2

D. CuO,NO2và O2

Câu 9:

Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 . Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là

A. 16,085.

B. 14,485

C. 18,035

D. 17.503

Câu 10:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. CrCl2

B. Cr(OH)3

C. NaCrO4

D. CrCl3

Câu 11:

Dẫn 3,584 lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 7m gam kết tủa. Nếu dẫn 4,48 lít CO2 (đktc) qua bình trên thì thu được 5m gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 140

B. 170

C. 150

D. 160

Câu 12:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2lần lượt vào các dung dịch: CaCl2,Ca(NO3)2, NaOH,Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 6

B. 7

C. 4

D. 5

Câu 13:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chứa MgCO3 và CaCO3 có cùng số mol, thu được khí X và chất rắn Y. Hòa tan chất rắn Y vào nước dư, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch D. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào bình chứa dung dịch D, sau phản ứng trong bình chứa

A. CaCO3,Ca(HCO3)2

B. MgCO3,Mg(HCO3)2

C. Ca(HCO3)2

D. Mg(HCO3)2

Câu 14:

Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau cho sản phẩm khí?

A. NaHSO4 và BaCl2

B. NaHCO3 và NaOH

C. NH4Cl và AgNO3

D. Na2CO3 và AlCl3

Câu 15:

Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dung dịch có pH = x. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt là

A. 2,5.10-3M; 13

B. 2,5.10-3M; 12

C. 0,05M; 13

D. 0,05M; 12

Câu 16:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (2), (3), (4), (1).

B. (1), (2), (3), (4).

C. (4), (1), (2), (3).

D. (3), (2), (4), (1)

Câu 17:

Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4,Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2như sau.

Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là

A. 0,20 (mol)

B. 0,25 (mol)

C. 0,30 (mol)

D. 0,40 (mol)

Câu 18:

Cho 500 ml dung dịch H3PO4 0,5 M phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch chứa NaOH 0,625M và Ba(OH)2 0,5M, tổng khối lượng muối tạo thành là

A. 42,75

B. 53,73

C. 47,40

D. 57,00

Câu 19:

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước

B. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học

C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó bị ăn mòn điện hoá.

D. Nối thành kẽm với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ được bảo vệ

Câu 20:

Cho kết quả thí nghiệm như hình vẽ sau. Dung dịch đựng trong các lọ A, B, C, D là

A. NaHCO3;NaCl;NaNO3;NaOH

B. NaOH;NaNO3;NaCl;NaHCO3

C. NaCl;NaNO3;NaHCO3;NaOH

D. NaNO3;NaOH;NaHCO3;NaCl

Câu 21:

Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO:

A. ZnO

B. MgO

C. Fe2O3

D. CuO

Câu 22:

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 60

B. 70

C. 50

D. 40

Câu 23:

Dung dịch X có chứa K+ (0,1 mol); Fe3+ (0,2 mol), NO3-(0,4 mol),SO42+ (x mol). Cô cạn dung dịch X được m gam hỗn hợp 4 muối khan. Giá trị của m là

A. 39,9

B. 54,3

C. 47,8

D. 68,7

Câu 24:

Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3 . Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 1

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 25:

Điện phân 200 ml một dung dịch chứa 2 muối là Cu(NO3)2, AgNO3 với cường độ dòng điện là 0,804A đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng của cực âm tăng thêm 4,2 gam. Nồng độ mol của Cu(NO3)2trong dung dịch ban đầu là:

A. 0,05M

B. 0,15M

C. 0,075M

D. 0,1M

Câu 26:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1). Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4

(2). Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2

(3). Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4;Cl2). 

(4). Sục khí H2Svào dung dịch FeCl3.

(5). Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.

(6). Sục khí SO2vào dung dịch H2S.

Số thí nghiệm  có phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là

A. 1, 3, 4, 6

B. 1, 2, 4, 5

C. 2, 4, 5, 6

D. 1, 2, 3, 4.

Câu 27:

Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Làm hư hại quần áo

B. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm

C. Làm mất tính tẩy rửa của chất giặt rửa tổng hợp.

D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước

Câu 28:

Hỗn hợp X gồm Ag2SO4 và CuSO4 hòa tan vào nước dư được dung dịch A. Cho m g bột Al vào dung dịch A một thời gian thu được 6,66 g chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm 2 phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,024 lít H2(đktc). Hoà tan phần thứ 2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,91 g khí NO sản phẩm khử duy nhất. Thêm HCl dư vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh Fe vào dung dịch D cho đến khi dung dịch mất hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,896 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 2,144 g so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt). Biết các phản ứng liên quan đến dãy điện hóa xảy ra theo thứ tự chất nào oxi hóa mạnh hơn phản ứng trước, % khối lượng muối Ag2SO4 trong hỗn hợp X là:

A. 16,32 %

B. 27,20%

C. 24,32%

D. 18,64 %

Câu 29:

Cho một bình điện phân (2) mắc nối tiếp với một coulomb kế (1), ghép lại thành một mạch kín như trong hình vẽ. Coulomb kế đồng (1) chứa dung dịch CuSO4 0,01M, pH =5 không đổi; bình điện phân đựng dung dịch gồm 0,04 mol Cu(NO3)2 và 0,05 mol HCl. Tiến hành quá trình điện phân với bằng dòng điện một chiều với cường độ dòng không đổi. Sau một thời gian, dừng điện phân, tháo ngay catot ở Coulomb kế, sấy khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng tăng 1,92 gam. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào bình (2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 . Giá trị m là

A. 1,62

B. 1,66

C. 1,88

D. 1,70

Câu 30:

Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước để được 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 150 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 11,13 gam

B. 13,20 gam

C. 20,13 gam

D. 10,60 gam

Câu 31:

Điện phân dung dịch nào sau đây, thì có khí thoát ra ở cả 2 điện cực (ngay từ lúc mới đầu bắt đầu điện phân)

A. Cu(NO3)2

B. FeSO4

C. FeCl2

D. K2SO4

Câu 32:

Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là

A. 2

B. 10

C. 12

D. 4

Câu 33:

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn:

A. 2NaHCO3+Ca(OH)2→Na2CO3+CaCO3+2H2O.

B. NaHCO3+HCl→NaCl+CO2+H2O.

C. Ca(HCO3)2+Ca(OH)2→CaCO3+2H2O

D. 2NaHCO3+2KOH→Na2CO3+K2CO3+H2O

Câu 34:

Trong các quặng sau: (1) boxit, (2) đolomit, (3) hemantit, (4) xinvinit, (5) pirit sắt, (6) xiđerit, (7) manhetit. Không phải quặng sắt là

A. (1), (2), (4)

B. (1), (3), (5)

C. (1), (6), (7)

D. (2), (4), (6)

Câu 35:

Để nhận biết các dung dịch: NH4NO3,(NH4)2SO4,K2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn ta dùng:

A. NaOH

B. Ba

C. Quỳ tím

D. Na

Câu 36:

Khi cho kaliđicromat vào dung dịch HCl dư, đun nóng xảy ra phản ứng

K2Cr2O7+HCl→KCl+CrCl3+Cl2+H2O

Nếu dùng 4,41 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị oxi hóa là

A. 0,12 mol

B. 0,09 mol

C. 0,06 mol

D. 0,14 mol

Câu 37:

Cho nhận xét sau:

(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua

(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho

(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.

(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây

(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì chứa K2CO3

(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp

Số nhận xét sai là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 38:

Cho từ từ từng giọt dung dịch NaOH 1M vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(HCO3)2 x M và AlCl3 y M kết quả thu được trong hình vẽ dưới đây

Giả thiết: các phản ứng xảy ra hoàn toàn, (phản ứng theo thứ tự ưu tiên lần lượt mạnh trước, yếu sau, từ axit bazơ, trao đổi tạo kết tủa, tạo phức,… ).

Hỏi, để thu được 9,77 gam kết tủa, thể tích dung dịch NaOH cần dùng tối đa là bao nhiêu

A. 0,33

B. 0,32

C. 0,43

D. 0,31

Câu 39:

Cho dư hỗn hợp Na, Mg vào 73,6 gam dung dịch H2SO4 26,63% thì thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) là

A. 33,60 lít

B. 38,08 lít

C. 4,48 lít

D. 4,57 lít

Câu 40:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

Trong X, Y, Z, T đều là các hợp chất khác nhau của crom. Chất T là

A. K2CrO4

B. CrSO4

C. K2Cr2O7

D. Cr2(SO4)3

Câu 41:

Cho từ từ từng giọt đến hết 100 ml dung dịch HCl aM vào 100 ml dung dịch Na2CO3 1M, thấy thoát ra 1,344 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của a là

A. 1,6

B. 0,8

C. 0,6

D. 1,2

Câu 42:

Để nhận biết dung dịch H2SO4, K2SO4, HCl, NaOH phải dùng 1 thuốc thử duy nhất nào?

A. Qùy tím.

B. Dung dịch NH3.

C. Ba(HCO3)2.

D. BaCl2.

Câu 43:

X tan trong dung dịch HCl, dung dịch HNO3 đặc nguội, dung dịch NaOH mà không tan trong nước. Y không tan trong dung dịch NaOH, dung dịch HCl mà tan trong dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3 đặc nguội. Cặp chất X, Y tương ứng nào sau đây thỏa mãn yêu cầu đề bài?

A. Zn và Cu.

B. Na và Ag.

C. Ca và Ag.

D. Al và Cu.

Câu 44:

Hiện tượng nào xảy ra khi trộn dung dịch NH4Cl với dung dịch NaAlO2 và đun nhẹ?

A. Ban đầu có kết tủa keo trắng sau đó tan

B. Có khí mùi khai bay ra.

C. Không có hiện tượng gì xảy ra

D. Vừa có kết tủa keo trắng không tan, vừa có khí mùi khai bay ra.

Câu 45:

Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 13,5.

B. 17,05.

C. 15,2.

D. 11,65.

Câu 46:

Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568

B. 1,256

C. 4,128

D. 3,869

Câu 47:

Cho các phản ứng sau Các phản ứng đều tạo khí N2

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (5).

C. (2), (4), (6).

D. (3), (5), (6).

Câu 48:

Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P2O5. Vậy % khối lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là

A. 56,94%.

B. 78,56%.

C. 75,83%.

D. 65,92%.