400 Bài tập tổng hợp Hóa vô cơ ôn thi Đại học có lời giải (P5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3.
(b) Cho dung dịch chứa a mol K2Cr2O7 vào dung dịch chứa a mol NaOH.
(c) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dung dịch chứa a mol BaCl2.
(d) Cho dung dịch chứa a mol KOH vào dung dịch chứa a mol NaH2PO4.
(e) Cho a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol KOH.
(f) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol KAlO2.
(g) Cho a mol Fe(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng.
(h) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol BaCl2 và a mol NaHCO3.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 4.
X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm để nhận xét chúng và có được kết quả như sau: Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. K2SO4, (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3
B. (NH4)2SO4, KOH, NH4NO3, K2SO4
C. KOH, NH4NO3, K2SO4, (NH4)2SO4
D. K2SO4, NH4NO3, KOH, (NH4)2SO4
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự oxi hóa giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,02 mol NO−3 và a mol ion SO2−4 Khi cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được chất rắn có khối lượng là
A. 3,39 gam.
B. 2,91 gam.
C. 4,83 gam
D. 2,43 gam.
Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Pb(NO3)2.
C. Dung dịch K2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất được dùng làm dây tóc bóng đèn
A. Vonfram.
B. Sắt.
C. Đồng.
D. Kẽm.
Ở những vùng vừa có lũ qua, nước rất đục không dùng trong sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua làm trong nước, tác dụng đó của phèn chua là do:
A. Trong nước phèn tạo ra Al(OH)3 dạng keo có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng làm chúng kết tủa xuống.
B. Phèn tác dụng với các chất lơ lửng tạo ra kết tủa.
C. Tạo môi trường axit hòa tan các chất lơ lửng.
D. Phèn chua có khả năng hấp phụ các chất lơ lửng trong nước.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Sợi dây đồng nhúng trong dung dịch HNO3.
B. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
C. Đinh sắt nhúng trong dung dịch CuSO4.
D. Cho lá đồng vào dung dịch Fe(NO3)3.
Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(1) Cho Fe tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nguội.
(2)Dẫn khí H2S vào bình đựng dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Sục SO2 vào dung dịch brom.
(4) Cho Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol CO2 và số mol kết tủa tạo thành được biểu diễn trên đồ thị sau:
Nồng độ % chất tan trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 30,45%.
B. 32,40%.
C. 25,63%.
D. 40,50%.
Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl loãng.
B. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH.
C. Đốt cháy kim loại Ag trong O2.
D. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Loại nước tự nhiên nào dưới đây có thể coi là nước mềm?
A. Nước ở sông, suối.
B. Nước trong ao, hồ.
C. nước giếng khoan.
D. nước mưa.
Dung dịch muối nào dưới đây có pH > 7?
A. (NH4)2SO4.
B. NaHCO3.
C. AlCl3.
D. Fe2(SO4)3.
Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.
B. Muối ăn.
C. Cồn.
D. Xút.
Cho các phát biểu sau:
1, Trong dãy các kim loại Al, Cu, Au thì Cu là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất.
2, So với các phi kim cùng chu kỳ, các kim loại thường có bán kính nguyên tử lớn hơn.
3, Tất cả các nguyên tố trong các phân nhóm phụ của bảng tuần hoàn đều là các kim loại.
4, Để tinh chế vàng từ vàng thô (lẫn tạp chất) bằng phương pháp điện phân, người ta dùng vàng thô làm catot.
5, Tôn là vật liệu gồm sắt được mạ một lớp thiếc mỏng để bảo vệ khỏi ăn mòn.
6, Vai trò chính của criolit trong quá trình sản xuất Al là làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
7, Một số kim loại kiềm thổ như Ba, Ca được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Loại phân đạm nào dưới đây không phù hợp để bón cho đất chua (đất nhiễm phèn)?
A. NH4Cl.
B. NaNO3.
C. (NH2)2CO.
D. Ca(NO3)2.
Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho FeCl3 vào dung dịch AgNO3
B. Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 loãng, nguội.
C. Nung nóng MgO với khí CO.
D. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
C. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
D. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm
A. CuO, Fe2O3, Ag.
B. NH4NO2, Cu, Ag, FeO.
C. CuO, Fe2O3, Ag2O.
D. CuO, FeO, Ag.
Cho các phản ứng hóa học sau
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 (2) CuSO4 + Ba(NO3)2
(3) Na2SO4 + BaCl2 (4) H2SO4 + BaSO3
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2
Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là
A. (1), (2), (3), (6)
B. (1), (3), (5), (6)
C. (2), (3), (4), (6)
D. (3), (4), (5), (6)
Cho các phản ứng hóa học sau
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2
(3) Na2SO4 + BaCl2
(4) H2SO4 + BaSO3
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2
(7) FeSO4 + Ba(OH)2
(8) Na2SO4 + Ba(OH)2
Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn
A. 4
B. 6
C. 7
D. 5
(1) Fe và Pb đều là kim loại đứng trước H nên đều tan trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng, nguội.
(2) Các kim loại Na, K, Cs, Li, Al, Mg đều là những kim loại nhẹ.
(3) Cho dung dịch FeCl3 tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư chỉ thu được một kết tủa.
(4) Các kim loại Mg, Fe, K, Al đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(5) Trong công nghiệp, NaOH được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn.
(6) Phèn chua và criolit đều là các muối kép.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Dùng 56 m3 khí NH3 (đktc) để điều chế HNO3. Biết rằng chỉ có 92% NH3 chuyển hóa thành HNO3. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là
A. 427,99 kg
B. 362,25 kg
C. 144,88 kg
D. 393,75 kg
Cho sơ đồ chuyển hóa sau X, Y, Z, T lần lượt là
A. CaC2, C2H2, C2H4, CO2.
B. PH3, Ca3P2, CaCl2, Cl2.
C. CaSiO3, CaC2, C2H2, CO2.
D. P, Ca3P2, PH3, P2O5
Cho m gam kali vào 300 ml dung dịch ZnSO4 0,5M thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 5,3 gam. Giá trị của m là
A. 19,50.
B. 17,55.
C. 16,38.
D. 15,60.
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]). Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ
Giá trị của m và x lần lượt là
A. 72,3 gam và 1,01 mol
B. 66,3 gam và 1,13 mol
C. 54,6 gam và 1,09 mol
D. 78,0 gam và 1,09 mol
Oxit nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng)?
A. NO2 .
B. NO
C. SiO2.
D. CO2.
Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử
A. K.
B. Ca.
C. Zn.
D. Ag.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
“Nước đá khô” có đặc điểm là không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo mội trường lạnh và khô, rất thích hợp cho việc bảo quản thực phẩm. Về mặt hóa học, bản chất của “nước đá khô” là
A. CO rắn
B. CO2 rắn
C. H2O rắn
D. NH3 rắn
Hiện tượng trong thí nghiệm nào dưới đây được mô tả đúng?
A. Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
C. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần.
D. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 dư thì không thấy có khí thoát ra.
Hòa tan hoàn toàn 21g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lit khí (dktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 24,495
B. 13,898
C. 21,495
D. 18,975
Có 5 chất bột trắng đựng trong 5 lo riêng biệt NaCl, , , , : Chỉ dùng nước và có thể nhận biết được mấy chất:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2 CuSO AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắng X. Chất rắn X gồm:
Trường hợp nào sau đây được gọi là không khí sạch:
A. Không khí chứa
B. Không khí chứa
C. Không khí chứa
D. Không khí chứa
Phát biểu nào sau đây không đúng:
a) Dung dịch đậm đặc của và là thủy tinh lỏng
b) Đám cháy Magie có thể được dập tắt bởi cát khô
c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi nung nóng nó mềm dần rồi mới chảy
d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp
e) Kim cương là cấu trúc tinh thể phân tử, Tinh thể kim cương cứng nhất trong số các chất
Silic tinh thể có tính bán dẫn, ở nhiệt độ thường thì độ dẫn điện cao nhưng ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện giảm
A. a, c, d, f
B. a, c, d, e
C. b, c, e
D. b, e, f
Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có đồ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào dưới đây:
A. Cho dung dịch đặc nóng tác dụng với quặng apatip
B. Cho photpho tác dụng với dung dịch đặc nóng
C. Đốt cháy photpho trong oxit dư, cho sản phẩm tác dụng với nước
D. Cho dung dịch đặc nóng tác dụng với quặng photphrit
Thành phần chính của quặng dolomite là:
A. MgCO3.Na2CO3
B. CaCO3.MgCO3
C. CaCO3.Na2CO3
D. FeCO3.Na2CO3
Thêm từ từ đến hết dung dịch chứa 0,2 mol KHCO3 và 0,1 mol K2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 (ở đktc) thu được là
A. 3,36 lít
B. 5,04 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. NH4+; Na+; Cl−; OH−
B. Fe2+; NH4+; NO3−; Cl−
C. Na+; Fe2+; H+; NO3−
D. Ba2+; K+; OH−; CO32−
Cho các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa. Các dung dịch có pH > 7 là:
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa
B. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4
C. Na2CO3, NH4Cl, KCl
D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa
Hòa tan hoàn toàn 21 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 1,008 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 24,495
B. 13,898
C. 21,495
D. 18,975
Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Chất rắn X gồm:
A. FeO . CuO, BaSO4
B. Fe2O3, CuO, Al2O3
C. FeO, CuO, Al2O3
D. Fe2O3, CuO, BaSO4