400 câu lý thuyết Cacbohidrat có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cacbohiđrat (gluxit, saccarit) là

A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m

B. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m

C. hợp chất chứa nhiều nhóm hiđroxyl và nhóm cacboxyl

D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật

Câu 2:

Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Amilozơ là phân tử tinh bột không phân nhánh

B. Amilopectin là phân tử tinh bột có phân nhánh

C. Để nhận ra tinh bột người ta dùng dung dịch iốt

D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử, mạch phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên

Câu 3:

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ phản ứng

A. thủy phân

B. quang hợp

C. hóa hợp

D. phân hủy

Câu 4:

Cho các tính chất sau: (1) tan dễ dàng trong nước lạnh; (2) thủy phân trong dung dịch axit đun nóng; (3) tác dụng với iot tạo xanh tím. Tinh bột có các tính chất sau

A. 1, 3

B. 2, 3

C. 1, 2, 3

D. 1, 2

Câu 5:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Amilopectin có cấu trúc dạng mạch không phân nhánh.

(2) Xenlulozơ có cấu trúc dạng mạch phân nhánh.

(3) Saccarozơ bị khử bởi AgNO3/dung dịch NH3.

(4) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.

(5) Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

(6) Tinh bột là chất rắn, ở dạng vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 6:

Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl (nhóm OH)

A. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

B. thủy phân trong môi trường axit

C. với dung dịch NaCl

D. với AgNO3 trong NH3 đun nóng

Câu 7:

Cho biết chất nào thuộc đisaccarit

A. Glucozơ

B. Saccarozơ

C. Tinh bột

D. Xenlulozơ

Câu 8:

Cho biết chất nào thuộc polisaccarit

A. Glucozơ

B. Saccarozơ

C. Mantozơ

D. Xenlulozơ

Câu 9:

Glucozơ không tham gia vào phản ứng

A. thủy phân

B. với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

C. lên men ancol

D. tráng bạc

Câu 10:

Cho biết chất nào sau đây thuộc monosaccarit?

A. Saccarozơ

B. Glucozơ

C. Xenlulozơ

D. Tinh bột

Câu 11:

CO2 X  Y  Z enzim CH3COOH. X, Y, Z phù hợp là

A. tinh bột, fructozơ, etanol

B. tinh bột, glucozơ, etanal

C. xenlulozơ, glucozơ, anđehit axetiC

D. tinh bột, glucozơ, etanol

Câu 12:

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác

A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được

B. Đisaccarit là cacbohiđrat thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit

C. Polisaccarit là cacbohiđrat thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit

D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli-, đi- và monosaccarit

Câu 13:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương

B. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau

D. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit và đều dễ kéo thành sợi sản xuất tơ

Câu 14:

Cho dãy các chất sau: saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là

A. 1.

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 15:

Để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl (nhóm OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. AgNO3 trong dung dịch amoniac, đun nóng

B. Kim loại K

C. Anhiđrit axetic (CH3CO)2O

D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng

Câu 16:

Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, metyl fomat, xenlulozơ, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 17:

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (nhóm OH), người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng

B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng

C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

D. Kim loại Na

Câu 18:

Saccarozơ có thể tác dụng với các chất nào sau đây?

A. H2O/H+,to; Cu(OH)2, to thường

B. Cu(OH)2, to thường; dung dịch AgNO3/NH3

C. Cu(OH)2 đun nóng; dung dịch AgNO3/NH3

D. Lên men, Cu(OH)2 đun nóng

Câu 19:

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với dung dịch brom tạo thành muối amoni gluconat

B. Glucozơ có rất nhiều trong mật ong (khoảng 40%)

C. Xenlulozơ tan được trong dung dịch Cu(OH)2/NaOH tạo thành dung dịch xanh lam

D. Đốt cháy saccarozơ thu được nCO2 > nH2O

Câu 20:

Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ

B. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc

C. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ

D. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ trong phân tử fructozơ có nhóm chức –CHO

Câu 21:

Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, ta dùng

A. phản ứng màu với dung dịch I2

B. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

C. phản ứng tráng bạc

D. phản ứng thủy phân

Câu 22:

Một dung dịch có các tính chất:

- Hòa tan Cu(OH)2 cho phức đồng màu xanh lam.
- Bị thủy phân khi có mặt xúc tác axit hoặc enzim.
- Không khử được dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.
Dung dịch đó là:

A. mantozơ

B. fructozơ

C. saccarozơ

D. glucozơ

Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh

B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt

C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột

Câu 24:

Glucozơ còn được gọi là

A. đường nho

B. đường mật ong

C. đường mía

D. đường mạch nha

Câu 25:

Trong các công thức sau đây, công thức nào là của xenlulozơ:

A. [C6H5O2(OH)5]n

B. [C6H7O2(OH)2]n

C. [C6H5O2(OH)3]n

D. [C6H7O2(OH)3]n

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.

B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc

C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở

D. Metyl α-glicozit không thể chuyển sang dạng mạch hở

Câu 27:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân

B. trùng ngưng

C. hòa tan Cu(OH)2

D. tráng gương

Câu 28:

Có các chất sau: 1. Tinh bột, 2. Xenlulozo, 3. Saccarozo, 4. Fructozo. Khi thủy phân các chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozo

A. 1,2

B. 2,3

C. 1,4

D. 3,4

Câu 29:

Có các chất sau: (1) tinh bột; (2) xenlulozơ; (3) saccarozơ; (4) fructozơ. Khi thủy phân những chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ?

A. (1), (2)

B. (2), (3)

C. (1), (4)

D. (3), (4)

Câu 30:

Chất nào sau đây là đisaccarit?

A. Xenlulozơ

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Amilozơ

Câu 31:

Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol

B. amin

C. xeton

D. anđehit

Câu 32:

Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Tinh bột

B. Xenlulozo

C. Glucozo

D. Saccarozo

Câu 33:

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Fructozo

B. Gly-Ala

C. Tristearin

D. Saccarozo

Câu 34:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Fructozo có nhiều trong mật ong

B. Đường saccarozo còn gọi là đường nho

C. Có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 phân biệt saccarozơ và glucozơ

D. Glucozo bị oxi hóa bởi duns dịch Br2 thu được axit gluconic

Câu 35:

Phân tử saccarozơ được tạo bởi

A. α-glucozơ và α-fructozơ

B. α-glucozơ và β-fructozơ

C. β-glucozơ và β-fructozơ

D. α-glucozơ và β-glucozơ

Câu 36:

Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Glucozơ

B. Amilozơ

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 37:

Trong điều kiện thuờng, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu đuợc glucozo. Tên gọi của X là

A. fructozo

B. xenlulozo

C. saccarozo

D. amilopectin

Câu 38:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng với H2/Ni, đun nóng?

A. Fructozơ

B. Mantozơ

C. Glucozơ

D. Saccarozơ

Câu 39:

Thuốc thử phân biệt glucozo với fructozo là:

A. H2

B. [Ag(NH3)2]OH

C. Dung dịch Br2

D. Cu(OH)2

Câu 40:

Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là

A. saccarozơ

B. fructozơ

C. xenlulozơ

D. glucozo