400 câu lý thuyết Cacbohidrat có lời giải chi tiết (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?

A. Anilin

B. Nilon-6,6

C. Protein

D. Xenlulozơ

Câu 2:

Saccarozơ thuộc loại

A. polisaccarit

B. monosaccarit

C. đisaccarit

D. polime

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

(c) Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều không tan được trong nước nóng.

(d) Trong dung dịch, saccarozö chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Các phát biểu sai là

A. (a), (d)

B. (b), (c), (d)

C. (b), (c)

D. (a), (c), (d)

Câu 4:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.

(2) Saccarozơ chỉ tốn tại dưới dạng mạch vòng.

(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(4) Dung dịch anilin không làm hổng dung dịch phenolphtalein.

(5) Các oligopeptit đều cho phản ứng màu biure. Sổ phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 5:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenIulozơ

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đếu thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 6:

Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?

A. Fructozơ

B. Glucozơ

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ 

Câu 7:

Cho các chuyển hóa sau:

Các chất XY lần lượt là

 

A. tinh bột và fructozơ

B. tinh bột và glucozơ

C. saccarozơ và glucozơ

D. xenlulozơ và glucozơ

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng? Saccarozơ và glucozơ đều

A. có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

B. bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng

C. có chứa liên kết glicozit trong phân tử

D. có tính chất của ancol đa chức

Câu 9:

Điều nào sau đây là sai khi nói về glucozơ và fructozơ?

A. Đều làm mất màu nước Br2

B. Đều có công thức phân tử C6H12O6

C. Đều tác dụng với dung địch AgNO3/NH3, đun nóng

D. Đều tác dụng với H2 xúc tác Ni, t0

Câu 10:

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ

B. Chất béo

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 11:

Chất nào sau đây là polisaccarit?

A. glucozo

B. fructozo

C. tinh bột

D. saccarozơ

Câu 12:

Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?

A. glucozơ

B. tinh bột

C. Fructozơ

D. saccarozơ

Câu 13:

Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng là

A. glucozo, saccarozo và fructozo

B. fructozo, saccarozơ và tinh bột

C. glucozo, tinh bột và xenlulozo

D. saccarozo, tinh bột và xenlulozo

Câu 14:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucoxư (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong đung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là

A. saccarozơ

B. fructozơ

C. glucozơ

D. ancol etylic

Câu 16:

Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Tinh bột

Câu 17:

Để phân biệt glucozơ và saccarozơ thì nên chọn thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch brom

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

C. H2 (xúc tác Ni, t°).

D. Dung dịch H2SO4 loãng

Câu 18:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Tinh bột

Câu 19:

Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là

A. Fructozơ

B. Amilopectin

C. Xenlulozơ

D. Saccarozơ

Câu 20:

Cacbohiđrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Glucozơ

B. tinh bột

C. Xenlulozơ

D. Saccarozơ

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau

B. Tơ visco thuộc loại tơ poliamit

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo cùng thu được một monosaccarit

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong dạ dày của động vật ăn cỏ, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ enzim xenlulaza

B. Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim

C. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa

D. Tinh bột không có phản ứng tráng bạc

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dùng dung dịch nước brom có thể phân biệt được anilin và glixerol.

(b) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.

(c) Dung dịch etylamin có thể làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

(d) Amilopectin và xenlulozơ đều có cấu trúc mạch phân nhánh.

(e) Etylen glicol hòa tan được CuOH2 ở điều kiện thường.

Số nhận định đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 24:

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 25:

Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ

B. Etyl axetat

C. Gly-Ala

D. Saccarozơ

Câu 26:

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Tinh bột

Câu 27:

Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công  thức  phân  tử  của fructozơ là

A. C12H22O11 

B. C6H12O6

C. C6H10O5

D. CH3COOH

Câu 28:

Để phân biệt glucozơ và saccarozơ, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch H2SO4

C. H2/Ni,to

D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 29:

Thủy phân hoàn toàn một saccarit thu được sản phẩm có chứa fructozo, saccarit đó là

A. tinh bột

B. xenlulozơ

C. saccarozơ

D. fructozơ

Câu 30:

Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?

A. Tristearin, xenlulozơ, glucozơ

B. Xenlulozơ, saccarozơ, polietilen

C. Tinh bột, xenlulozơ, mantozơ

D. Tinh bột, xenlulozơ, poli (vinyl clorua)

Câu 31:

Trong các loại hạt và củ sau, loại nào thường có hàm lượng tinh bột lớn nhất?

A. Khoai tây

B. Sắn

C. Ngô

D. Gạo

Câu 32:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi lại ở bảng sau

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là

A. mononatri glutamat, glucozơ, saccarozơ, metyl acrylat

B. benzyl axetat, glucozơ, alanin, triolein

C. lysin, fructozơ, triolein, metyl acrylat

D. metyl fomat, fructozơ, glysin, tristearin

Câu 33:

Ở điều kiện thường, X là chất rắn, màu trắng, dạng vô định hình. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ. Tên gọi của X là

A. saccarozơ

B. tinh bột

C. fructozơ

D. xenlulozơ

Câu 34:

So sánh tính chất của glucozo, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi dốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 35:

Chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ ?

A. Anilin

B. Nilon-6,6

C. Protein

D. Xenlulozơ

Câu 36:

Saccarozơ thuộc loại

A. polisaccarit

B. monosaccarit

C. đisaccarit

D. polime

Câu 37:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol cacbohiđrat (X) trong môi trường axit, lấy sản phẩm hữu cơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 4 mol Ag. Cacbohiđrat (X) là

A. Glucozơ

B. Tinh bột

C. Saccarozơ

D. Xenlulozơ

Câu 38:

Cho các phát biểu sau:

(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

(c) Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều không tan được trong nước nóng.

(d) Trong dung dịch, saccarozö chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Các phát biểu sai là

A. (a), (d)

B. (b), (c), (d)

C. (b), (c)

D. (a), (c), (d)

Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.

(2) Saccarozơ chỉ tốn tại dưới dạng mạch vòng.

(3) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(4) Dung dịch anilin không làm hổng dung dịch phenolphtalein.

(5) Các oligopeptit đều cho phản ứng màu biure. Sổ phát biểu đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 40:

So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenIulozơ

(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.

(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.

(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.

(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đếu thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.

(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.

Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3