450 câu Lý thuyết Amin - Amino axit - Protein có giải chi tiết (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong mỗi phân tử protein, các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự nhất định.

B. Phân tử có hai nhóm –CO–NH– được gọi là đipeptit, ba nhóm thì được gọi là tripeptit.

C. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit.

D. Những hợp chất hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α-amino axit được gọi là peptit.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quì tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl rồi tráng lại bằng nướC.

C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nướC.

D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 3:

Glyxin còn có tên là:

A. axit α-amino axetiC.

B. axit β-amino propioniC.

C. axit α-amino butyriC.

D. axit α-amino propioniC.

Câu 4:

Cho các chất sau đây: NH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH (X); NH2-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH (Y); NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH (Z); NH2-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH (T); NH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH (U). Có bao nhiêu chất thuộc loại đipeptit?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5:

Chất có công thức phân tử C2H5O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6:

Thủy phân một đoạn peptit được tạo ra từ các amino axit A, B, C, D, E có cấu tạo ABCDE thì thu được tối đa bao nhiêu hợp chất có chứa liên kết peptit?

A. 4.

B. 5.

C. 8.

D. 9.

Câu 7:

Sắp xếp các hợp chất sau: metylamin (I), đimeylamin (II), NH3 (III), anilin (IV) theo trình tự tính bazơ giảm dần?

A. II > I > III > IV.

B. IV > I > II > III.

C. I > II > III > IV.

D. III > II > IV > I.

Câu 8:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

Câu 9:

Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỉ lệ mol là 2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10:

Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 thể hiện ở phản ứng nào?

A. Anilin tác dụng được với axit.

B. Anilin dễ tạo kết tủa với dung dịch FeCl3.

C. Anilin tác dụng dễ dàng với nước brom.

D. Anilin không làm đổi màu quì tím.

Câu 11:

Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino:

A. Axit glutamiC.

B. Lysin.

C. Alanin.

D. Valin.

Câu 12:

Chất có công thức phân tử C3H7O2N có bao nhiêu đồng phân amino axit?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13:

Chọn câu sai?

A. Lòng trắng trứng có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

D. Pentapeptit: Tyr-Ala-Gly-Val-Lys (mạch hở) có 5 liên kết peptit.

Câu 14:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc I?

A. (CH3)3N.

B. CH3NHCH3.

C. CH3NH2.

D. CH3CH2NHCH3.

Câu 15:

Cho các chất sau: (1) NH2CH2COOH; (2) NH2CH2CH2COOH; (3) C6H5CH2CH(NH2)COOH; (4) HOOCCH2CH(NH2)CH2COOH; (5) NH2[CH2]4CH(NH2)COOH. Những chất thuộc loại α-amino axit là:

A. (1); (3); (4); (5).

B. (1); (2); (3).

C. (1); (3); (5).

D. (1); (2); (3); (4).

Câu 16:

Thủy phân hoàn 1 mol hợp chất: 

NH2-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH thì thu được nhiều nhất bao nhiêu mol α-amino axit?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 17:

H2N-CH2-COOH phản ứng được với: (1) NaOH; (2) CH3COOH; (3) C2H5OH.

A. 1, 2.

B. 2, 3.

C. 1, 3.

D. 1, 2, 3.

Câu 18:

Peptit có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(COOH)-CH(CH3)2. Tên gọi đúng của peptit trên là:

A. Ala-Ala-Val.

B. Ala-Gly-Val.

C. Gly-Ala-Gly.

D. Gly-Val-Ala.

Câu 19:

Trạng thái và tính tan của các amino axit là

A. chất rắn, không tan trong nước.

B. chất lỏng, không tan trong nước.

C. chất rắn, dễ tan trong nước.

D. chất lỏng, dễ tan trong nước.

Câu 20:

Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipeptit: 

Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu nào đúng của X là

A. Val-Phe-Gly-AlA.

B. Ala-Val-Phe-Gly.

C. Gly-Ala-Val-Phe.

D. Gly-Ala-Phe-Val.

Câu 21:

Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là isobutylamin. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. (CH3)2CHNH2.

B. (CH3)2CHCH2NH2.

C. CH3CH2CH2CH2NH2 .

D. CH3CH2CH(CH3)NH2.

Câu 22:

Một amino axit có công thức phân tử C4H9NO2. Số đồng phân amino axit là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 23:

Một peptit có công thức: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CH-CO-NH-CH(COOH)-CH(CH)2. Tên của peptit trên là:

A. Glyxinalaninvalin.

B. Glyxylalanylvalyl.

C. Glyxylalanylvalin.

D. Glyxylalanyllysin.

Câu 24:

Các chất nào sau đây là amin bậc I?

A. CH3NH3Cl; CH3NH2; C6H5NH2.

B. CH3NH2; C6H5NH2; CH3CH(NH2)CH3.

C. CH3NH3Cl; CH3NH2; C6H5NH3Cl.

D. CH3NH2; CH3NHCH3.

Câu 25:

Trong các công thức sau đây có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với tên gọi đúng: 

(1) H2N-CH2-COOH: Glyxin;

(2) CH3-CH(NH2)-COOH: Alanin;

(3) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH: Axit glutamic;

(4) H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH: Lysin

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 26:

Số liên kết peptit trong hợp chất sau là:

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 27:

Đipeptit X có công thức H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là:

A. alanylglixyl.

B. alanylglixin.

C. glyxylalanin.

D. glyxylalanyl.

Câu 28:

Dãy các chất đều làm quì tím ẩm hóa xanh là

A. natri hiđroxit, amoni clorua, metylamin.

B. amoniac, natri hiđroxit, anilin.

C. amoniac, metylamin, anilin.

D. metylamin, amoniac, natri axetat.

Câu 29:

Cho các chất: CH3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Theo chiều tăng dần phân tử khối, nhận xét nào sau đây đúng:

A. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước tăng dần.

B. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần.

C. Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần.

D. Nhiệt độ sôi giảm dần, độ tan trong nước giảm dần.

Câu 30:

Công thức cấu tạo của glyxin là

A. H2N-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-COOH.

C. CH3-CH(NH2)-COOH.

D. C3H5(OH)3.

Câu 31:

Cho 2 công thức phân tử C4H10O và C4H11N, số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2 lần lượt là:

A. 1 và 1.

B. 1 và 3.

C. 4 và 1.

D. 4 và 8.

Câu 32:

Cho các chất sau đây (X1: H2N-CH2-COOH; X2: C2H5OH; X3: CH3-NH2; X4: C6H5OH). Những chất nào có khả năng thể hiện tính bazơ?

A. X1, X3.

B. X1, X2.

C. X2, X4.

D. X1, X2, X3.

Câu 33:

Câu nào sau đây không đúng?

A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.

C. Protein rắn ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện phức chất màu tím.

Câu 34:

Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ:

(1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3.

A. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6).

B. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6).

C. (4) > (5) > (2) > (6) > (1) > (3).

D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3).

Câu 35:

Amin có chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N có mấy đồng phân:

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 36:

Nhiệt độ sôi của C4H10 (1); C2H5NH2 (2); C2H5OH (3) tăng dần theo thứ tự:

A. (1) < (2) < (3).

B. (1) < (3) < (2).

C. (2) < (3) < (1).

D. (2) < (1) < (3).

Câu 37:

Hợp chất A có công thức phân tử CH6N2O3. A tác dụng với KOH tạo ra một bazơ và các chất vô cơ. Công thức cấu tạo của A là

A. H2N-COO-NH3OH.

B. CH3NH3+NO3-.

C. HONHCOONH4.

D. H2N-COOH-NO2.

Câu 38:

Protein tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

A. trắng.

B. đỏ.

C. vàng.

D. tím.

Câu 39:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Metyl amin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.

B. Các đipeptit hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

C. Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng.

Câu 40:

Khi cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy có kết tủa màu

A. xanh thẫm.

B. tím.

C. đen.

D. vàng.

Câu 41:

Các α–amino axit đều có.

A. khả năng làm đổi màu quỳ tím.

B. đúng một nhóm amino.

C. ít nhất 2 nhóm –COOH.

D. ít nhất hai nhóm chức.

Câu 42:

Chất X có CTPT C2H7NO2 tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Chất X thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A. Muối amoni hoặc muối của amin với axit cacboxylic.

B. Aminoaxit hoặc muối của amin với axit cacboxylic.

C. Aminoaxit hoặc este của aminoaxit.

D. Este của aminoaxit hoặc muối amoni.

Câu 43:

Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây?

A. CH3COOH

B. FeCl3.

C. HCl.

D. NaOH.

Câu 44:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?

A. nước muối.

B. nước.

C. giấm ăn.

D. cồn.

Câu 45:

Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc I có cùng công thức phân tử C3H9N là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 46:

Chất nào trong các chất sau đây có lực bazơ lớn nhất?

A. Đimetylamin.

B. Amoniac.

C. Anilin.

D. Etylamin.

Câu 47:

Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2) ; isopropylamin (3).

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3),(1).

C. (3), (1), (2).

D. (3), (2), (1).

Câu 48:

Dung dịch không có phản ứng màu biure là

A. Gly-Ala-Val.

B. anbumin (lòng trắng trứng).

C. Gly-Ala-Val-Gly.

D. Gly-Val.

Câu 49:

Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 50:

Dung dịch lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là

A. màu vàng.

B. màu tím.

C. màu xanh lam.

D. màu đỏ máu