455 Câu hỏi trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein ôn thi Đại học có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho m gam axit gluconic hòa tan tối đa 5,88 gam CuOH2. Giá trị của m là:

A. 21,6 

B. 11,76      

C. 5,88       

D. 23,52

Câu 2:

Anilin có công thức là:

A. C6H5OH                       

B. CH3OH                   

C. CH3COOH           

D. C6H5NH2

Câu 3:

Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là:

A. 16,825 gam     

B. 20,180 gam      

C. 21,123 gam      

D. 15,925 gam

Câu 4:

Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muố thu được là:

A. 43,00 gam       

B. 44,00 gam        

C. 11,05 gam        

D. 11,15 gam

Câu 5:

Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH

B. H2NCH2CONHCH2CH2COOH

C. H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH

D. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH

Câu 6:

Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là:

A. CH3COOH     

B. CH3CHO         

C. CH3NH2 

D. H2NCH2COOH

Câu 7:

Chất nào sau đây không có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường?

A. Trimetylamin               

B. Metylamin               

C. Etylamin               

D. Anilin

Câu 8:

Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vòng benzen?

A. Phenylamin             

B. Metylamin               

C. Propylamin           

D. Etylamin

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:

A. 0,1                               

B. 0,2                          

C. 0,4                        

D. 0,3

Câu 10:

Amin nào sau đây là amin bậc một?

A. C6H5NH2        

B. CH3NHCH3     

C. CH3NHC2H5    

D. CH3NHC6H5

Câu 11:

X là một α-amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 12,5 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(NH2)COOH

B. CH3CH(NH2)COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH2COOH

Câu 12:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là:

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 13:

Cho 12,55 gam CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 34,60    

B. 15,65      

C. 30,25     

D. 36,05

Câu 14:

Aminoaxit X chứa một nhóm -NH2 trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4 : 1. Công thức cấu tạo X là:

A. H2N(CH2)3COOH        

B. H2NCH2CH2COOH 

C. H2NCH(CH3)COOH 

D. H2NCH2COOH

Câu 15:

Amin no, đơn chức, mạch hở X có 53,33% C về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 2                                  

B. 3                             

C. 1                           

D. 4

Câu 16:

Cho dung dịch chứa 1,69 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M rồi cô cạn, thu được 3,515 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là:

A. 65                                

B. 45                           

C. 25                         

D. 50

Câu 17:

Cho 2,36 gam amin X đơn chức bậc 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu được 3,82 gam muối khan. Tên gọi của X là:

A. Propylamin     

B. Isopropylamin  

C. Etylamin 

D. Etylmetylamin

Câu 18:

Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc một của C4H11N là:

A. 8                                  

B. 5                             

C. 4                           

D. 1

Câu 19:

Cho 29,4 gam một α-amino axit mạch không phân nhánh X (có một nhóm -NH2) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 38,2 gam muối. Mặt khác, khi cho 29,4 gam X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 36,7 gam muối. Tên gọi của X là:

A. alanin                           

B. axit aminoaxetic           

C. axit glutamic            

D. valin

Câu 20:

Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:

A. 4                                  

B. 2                             

C. 6                           

D. 3

Câu 21:

Trong bình kín chứa 40 ml khí oxi và 35 ml hỗn hợp khí gồm hiđro và một amin đơn chức X. Bật tia lửa điện để phản ứng cháy xảy ra hoàn toàn, rồi đưa bình về điều kiện ban đầu, thu được hỗn hợp khí có thể tích là 20 ml gồm 50% CO2, 25% N2, 25% O2. Coi hơi nước đã bị ngưng tụ. Chất X là:

A. anilin                           

B. propylamin              

C. etylamin                

D. metylamin

Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X có cùng bậc với ancol metylic. Chất X là:

A. CH2=CHNHCH3          

B. CH3CH2NHCH3      

C. CH3CH2CH2NH2  

D. CH2=CHCH2NH2

Câu 23:

Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là:

A. 4                                  

B. 2                             

C. 1                           

D. 3

Câu 24:

Để phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100 ml dung dịch HCl 0,8M. Xác định công thức của amin X?

A. C6H7N                         

B. C2H7N                     

C. C3H9N                  

D. C3H7NA

Câu 25:

Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-CH(NH2)-COOH

B. H2N-[CH2]2-COOH

C. H2N-CH2-COOH

D. H2N-[CH2]3-COOH

Câu 26:

Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Metylamin, amoniac, natri axetat

B. Anilin, metylamin, amoniac

C. Amoni clorua, metylamin, natri hiđroxit

D. Anilin, amoniac, natri hiđroxit

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N2 (đktc). Vậy công thức phân tử của X có thể là:

A. C4H9O2N        

B. C2H5O2N          

C. C3H7O2N         

D. C3H9O2N

Câu 28:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y(C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 5,92      

B. 3,46        

C. 2,26       

D. 4,68

Câu 29:

Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. CH2=CHCOONH4   

B. H2N-C2H4COOH

C. H2NCOO-CH2CH3                    

D. H2NCH2COO-CH3

Câu 30:

Dung dịch amin nào sau đây không làm quỳ tím hóa xanh?

A. C2H5NH2                     

B. CH3NH2                  

C. (CH3)2NH             

D. C6H5NH2

Câu 31:

Hợp chất CH3NHCH2CH3 có tên đúng là:

A. đimetylmetanamin           

B. đimetylamin                     

C. N-etylmetanamin         

D. etylmetylamin

Câu 32:

Amin nào sau đây là amin bậc hai?

A. (CH3)3N                  

B. CH3NH2                  

C. CH3-NH-CH3        

D. C6H5NH2

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc hiđrocacbon.

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

C. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm.

D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân.

Câu 34:

Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:

A. 3  

B. 2   

C. 5

D. 4

Câu 35:

Cho anilin vào nước, lắc đều. Thêm lần lượt dung dịch HCl dư, rồi dung dịch NaOH dư, hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch bị dục, sau đó trong suốt                 

B. Lúc đầu trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp

C. Dung dịch bị đục, rồi trong suốt, sau đó bị đục     

D. Lúc đầu trong suốt, sau đó phân lớp

Câu 36:

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là:

A. 6,75 gam                      

B. 7,87 gam                 

C. 7,59 gam              

D. 7,03 gam

Câu 37:

Công thức phân tử của đimetylamin là:

A. C4H11N                        

B. C2H6N2                    

C. C2H6N                  

D. C2H7N

Câu 38:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. Glyxin                     

B. Anilin                      

C. Metylamin            

D. Phenol

Câu 39:

Cho dãy các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là:

A. (c), (b), (a)       

B. (b), (a), (c)        

C. (c), (a), (b)        

D. (a), (b), (c)

Câu 40:

Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 2,550                           

B. 3,425                      

C. 4,725                    

D. 3,825

Câu 41:

Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là:

A. 4  

B. 5   

C. 3   

D. 2

Câu 42:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ VCO2:VH2O=1:2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức 2 amin nào sau đây thỏa mãn:

A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. C2H5NH2 và C3H7NH2

C. C3H7NH2 và C4H9NH2

D. C2H5NH2 và C4H9NH2

Câu 43:

Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 4,68                             

B. 5,08                        

C. 6,25                      

D. 3,46

Câu 44:

Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai?

A. CH3-NH-CH2CH3     

B. (CH3)2CH-NH2 

C. CH3CH2CH2-NH2      

D. (CH3)3N

Câu 45:

Chất nào sau đây là valin?

A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH 

B. CH3CH(NH2)COOH

C. H2NCH2COOH

D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH

Câu 46:

Công thức cấu tạo nào sau đây tương ứng với α-amino axit?

A. CH3CH(NH2)COONa

B. H2NCH2CH2COOH

C. CH3CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH(CH3)COOH

Câu 47:

Peptit Ala-Gly-Val-Ala-Glu có bao nhiêu liên kết peptit?

A. 4  

B. 3   

C. 2   

D. 5

Câu 48:

Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 16,8      

B. 18,6        

C. 20,8       

D. 20,6

Câu 49:

Đốt cháy hoàn toàn một amin X đơn chức bậc 1 trong khí oxi dư, thu được khí N2; 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X là:

A. 3                                  

B. 2                             

C. 1                           

D. 4

Câu 50:

Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

B. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

C. Trong dung dịch H2NCH2COOH còn tồn tại dạng ion lưỡng cực H3N+CH2COO.

D. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure.