455 Câu hỏi trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein ôn thi Đại học có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.

CCác protein đều dễ tan trong nước.

D. Các amin không độc.

Câu 2:

Cho dãy các dung dch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím?

A. 4                                  

B. 5                             

C. 2.                          

D. 3

Câu 3:

Một tripeptit X mạch hở được cấu tạo từ 3 amino axit là glyxin, alanin, valin. Số cùng công thức cấu tạo của X là:

A. 6. 

B. 3.  

C. 4.  

D. 8.

Câu 4:

Cho 2 hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:

A. CH3OH và NH3.       

B. CH3OH và CH3NH2.  

C. CH3NH2 và NH3.       

D. C2H3OH và N2.

Câu 5:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Cho 9,1 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,8 gam chất rắn khan. Số công thức cấu tạo của X phù hợp với tính chất trên là:

A. 1. 

B. 2.  

C. 3.   

D. 4.

Câu 6:

Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HC1 hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,60.   

B. 18,85.     

C. 17,25.    

D. 16,90.

Câu 7:

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc, dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:

A. 35,37%.

B. 58,92%. 

C. 46,94%. 

D. 50,92%.

Câu 8:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. CH3NH2

B. CH3CH2NHCH3        

C. (CH3)3

D. CH3NHCH3

Câu 9:

Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

A. CH3CH(NH2)COO

B. H2NCH2CH2COOH

C. H2NCH2COOH

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH

Câu 10:

Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công thức dạng (H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 6,53                             

B. 5,06                        

C. 8,25                      

D. 7,25

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Isoamyl axetat là este không no.

B. Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Số nguyên tử N có trong phân tử peptit Lys-Gly-Ala-Val là 5.

D. Fructozơ không làm mất màu nước brom.

Câu 12:

Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?

A. Do cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.

B. Do nhóm –NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn benzen.

C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn.

D. Với amin dạng R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại.

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư) thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là:

A. CH3CH(NH2)COOH; CH3CH2CH(NH2)COOH

B. CH3CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH(NH2)COOH

C. H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH

D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH; CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH

Câu 14:

Cặp ancol và amin nào sau đây có cùng bậc?

A. (CH3)3C-OH và (CH3)3C-NH2

B. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2

C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5-NH-CH3  

D. C6H5CH2-OH và CH3-NH-C2H5

Câu 15:

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

D. Liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

Câu 16:

Peptit X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?

A. 4                                  

B. 5                             

C. 3                           

D. 6

Câu 17:

Biết công thức phân tử của alanin là C3H7NO2 và valin là C5H11NO2. Hexapeptit mạch hở tạo từ 3 phân tử alanin (Ala) và 3 phân tử valin (Val) có bao nhiêu nguyên tử hiđro?

A. 45

B. 44 

C. 42 

D. 43

Câu 18:

Tên gọi các amin nào dưới đây không đúng với công thức cấu tạo?

A. CH3NHCH3: đimetylaamin

B. H2NCH(CH3)COOH: anilin

C. CH3CH2CH2NH2: propylamin

D. CH3CH(CH3)NH2: isopropylamin

Câu 19:

Hợp chất C3H7O2N tác dụng được với NaOH, H2SO và không làm mất màu dung dịch Br2 có công thức cấu tạo là:

A. CH2=CHCOONH4

B. HCOONH3CH2CH3

C. CH3CH2CH2-NO2  

D. H2NCH2CH2COOH

Câu 20:

Cho các chất sau: metylamin, alanin, aniline, phenol, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là:

A. 3  

B. 4   

C. 5   

D. 2

Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 0,05      

B. 0,1           

C. 0,15       

D. 0,2

Câu 22:

Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch:

A. NaOH   

B. Na2CO3  

C. NaCl      

D. HCl

Câu 23:

C7H9N có số đồng phân chứa nhân thơm là:

A. 6  

B. 5   

C. 4   

D. 3

Câu 24:

Hợp chất CH3NHCH2CH3 có tên đúng là:

A. đimetylamin    

B. etylmetylamin   

C. N-etylmetanamin       

D. đimetylmetanamin

Câu 25:

Tìm công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ X chứa 32% C; 6,667% H; 42,667% O; 18,666% N. Biết phân tử X có một nguyên tử N và X có khả năng tham gia phản ứng trùng gương.

A. H2NCH2COOH            

B. C2H5NO2                 

C. HCOONH3CH3    

D. CH3COONH4

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm NH3, CH5N, C2H7N (biết số mol NH3 bằng số mol C2H7N) thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và x gam H2O. Vậy giá trị của m và x là:

A. 13,95 gam và 16,20 gam

B. 16,20 gam và 13,95 gam

C. 40,50 gam và 27,90 gam

D. 27,90 gam và 40,50 gam

Câu 27:

Để tách riêng biệt hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 ta dùng:

A. HCl       

B. HCl, NaOH      

C. NaOH, HCl      

D. HNO2

Câu 28:

Cho 9,3 gam một ankyl amin X tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3NH2

B. C2H5NH2          

C. C3H7NH2         

D. C4H9NH2

Câu 29:

Sắp xếp các hợp chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ:

(1) C6H5NH2   

(2) C2H5NH2           

(3) (C6H5)2NH

(4) (C2H5)2NH      

(5) NaOH            

(6) NH3

A. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6)

B. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)

C. (4) > (5) > (2) > (6) > (1) > (3)

D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)

Câu 30:

Hợp chất hữu cơ X là este tạo bởi axit glutamic (axit α-amino glutaric) và một ancol bậc I. Để phản ứng hết với 37,8 gam X cần 400 mL dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. C2H3(NH2)(COOCH2CH3)2

B. C3H5(NH2)(COOCH2CH2CH3)2

C. C3H3(NH2)(COOH)(COOCH2CH2CH3)

D. C3H5NH2(COOH)COOCH(CH3)2

Câu 31:

Một chất hữu cơ X có CTPT C3H9O2N. Cho tác dụng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. Công thức cấu tạo phù hợp của X là:

A. CH3COOCH2NH2        

B. C2H5COONH4         

C. CH3COONH3CH3 

D. Cả A, B, C

Câu 32:

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. C6H5NH2                    

B. H2N(CH2)6NH2       

C. CH3NHCH3         

D. CH3CH(CH3)NH2

Câu 33:

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:

A. Etanol.                    

B. Anilin.                     

C. Glyxin.                 

D. Metylamin.

Câu 34:

Protein tham gia phản ứng màu biure tạo ra sản phẩm có màu?

A. Đỏ.                          

B. Trắng.                       

C. Tím.                       

D. Vàng.

Câu 35:

Để rửa chai, lọ đựng anilin ta dùng cách nào sau đây?

A. Rửa bằng dung dịch NaOH sau đó rửa bằng nước.

B. Rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa bằng nước.

C. Rửa bằng nước sau đó rửa bằng dung dịch NaOH.

D. Rửa bằng nước.

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 và 0,56 lít khí N2 (các khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2NCH2COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. H2NCH2COOC3H7.

B. H2NCH2COOC2H5.

C. H2NCH2CH2COOH. 

D. H2NCH2COOCH3.

Câu 37:

Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là:

A. 4,725.   

B. 2,550.     

C. 3,425.    

D. 3,825.

Câu 38:

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:

A. 0,15.

B. 0,1.

C. 0,2.

D. 0,25.

Câu 39:

Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là:

A. 4. 

B. 5.  

C. 2.  

D. 3

Câu 40:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Etylamin.                     

B. Axit glutamic.           

C. Alanin.                 

D. Anilin.

Câu 41:

Cho các chất:

(X1) C6H5NH2.

(X2) CH3NH2.

(X3) H2NCH2COOH.

(X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

(X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?

A. X1, X2.                         

B. X2, X4.                    

C. X2, X3.                  

D. X2, X5.

Câu 42:

Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X, Y là đồng đẳng kế tiếp (cho MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít khí oxi (đktc) thu được nước, nitơ và 2,24 lít khí cacbonic (đktc). Chất Y :

A. etyl amin.        

B. propyl amin.     

C. butyl amin.       

D. etylmetyl amin.

Câu 43:

Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:

A. Do nguyên tử N có độ âm lớn nên cặp electron chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

B. Do amin tan nhiều trong nước.

C. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.

D. Do nguyên tử N còn cặp electron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Câu 44:

Để phản ứng vừa đủ với 25 gam dung dịch một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:

A. C2H7N.                        

B. C3H7N.                    

C. CH5N.                  

D. C3H5N.

Câu 45:

Thứ tự tính bazơ tăng dần của CH3NH2; CH3NHCH3, C6H5NH2 và NH3:

A. CH3NH2 < CH3NHCH3 < NH3 < C6H5NH2      

B. CH3NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < C6H5NH2

C. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < CH3NHCH3 

D. C6H5NH2 < CH3NHCH3 < NH3 < CH3NH2

Câu 46:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Metylamin là chất khí có mùi khai, tương tự như amoniac.

B. Etylamin dễ tan trong nước do có tạo liên kết hidro với nước.

C. Phenol tan trong nước vì có tạo liên kết hidro với nước.

D. Nhiệt độ sôi của ancol cao hơn so với hiđrocacbon có phân tử khối tương đương do có liên kết hidro giữa các phân tử ancol.

Câu 47:

Cho một pentapeptit (A) thỏa điều kiện: khi thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α-amino axit gồm: 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Mặt khác khi thủy phân không hoàn toàn peptit A, ngoài thu được các a-amino axit thì còn thu được 2 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và 1 tripeptit là Gly- Gly-Val. Công thức cấu tạo của A là:

A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val.

B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val.

C. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.

D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.

Câu 48:

Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon thu được:

A. aminoaxit.       

B. lipit.        

C. amin.      

D. este.

Câu 49:

Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:

A. CH3NH2.         

B. CH3COOH.      

C. C6H5NH2.        

D. NH3.

Câu 50:

Cho 7,6 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc một kế tiếp nhau, tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức cấu tạo của 2 amin trên là:

A. Đáp án khác.

B. CH3NH2, C2H5NH2.

C. CH3NH2, CH3NHCH3.

D. C2H5NH2, C3H7NH2.