50 câu Trắc nghiệm Đạo đức kinh doanh (có đáp án 2024) – KTPL 11 Kết nối tri thức
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 (có đáp án) Bài 7: Đạo đức kinh doanh đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 7.
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh
Câu 1. Nhận xét về hành vi của Cửa hàng M trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu.
A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
C. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
D. Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
Trong trường hợp trên, cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh vì đã: buôn bán hàng hóa kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của đạo đức kinh doanh?
A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
Đáp án đúng là: B
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 3. Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần
A. khuyến khích, cổ vũ.
B. lên án, ngăn chặn.
C. thờ ơ, vô cảm.
D. học tập, noi gương.
Đáp án đúng là: A
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, chúng ta cần lên án, ngăn chặn.
Câu 4. Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh?
A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
Đáp án đúng là: B
Doanh nghiệp K thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.
Câu 5. Đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động của công ty X trong trường hợp dưới đây?
Trường hợp.Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
B. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.
D. Không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh.
Đáp án đúng là: A
- Biểu hiện đạo đức kinh doanh của công ty X là: phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân tại địa phương.
Câu 6. Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là
A. ý tưởng kinh doanh.
B. cơ hội kinh doanh.
C. mục tiêu kinh doanh.
D. đạo đức kinh doanh.
Đáp án đúng là: D
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động?
A. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là:
+ Tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết;
+ Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
Câu 8. Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với khách hàng là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Đáp án đúng là: D
- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với khách hàng:
+ Giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết;
+ Trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh;
+ Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng...
Câu 9. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
Đáp án đúng là: B
Đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên là một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
A. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
C. Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
Đáp án đúng là: B
Công ty chế biến nông sản X đã có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh vì: tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
Câu 11. Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào?
A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
D. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Đáp án đúng là: B
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực; nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng; đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; đồng thời thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế.
Câu 12. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện đạo đức kinh doanh?
Tình huống. Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây.
A. Ông P.
B. Anh K.
C. Ông P và anh K.
D. Không có nhân vật nào.
Đáp án đúng là: A
Trong tình huống trên, ông P đã có ý thức trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh, vì: ông P từ chối, phản đối việc sử dụng thuốc nổ để khai thác thủy sản.
Câu 13. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là C, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu K nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
Đáp án đúng là: C
Trong tình huống trên, nếu là T, em nên khuyên cậu P: nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn và hàm lượng cho phép, không nên sử dụng quá liều lượng vì sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Câu 14. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
Đáp án đúng là: D
Khi thực hiện đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải chi phí nhiều hơn, từ đó có thể giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, khi kinh doanh có đạo đức, được khách hàng, các nhân viên tín nhiệm thì doanh nghiệp lại bán được nhiều hàng hóa hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, từ đó, doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
A. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
Đáp án đúng là: D
Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, từ đó góp phần tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 7: Đạo đức kinh doanh
1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh
a) Quan niệm về đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.
b) Biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh biểu hiện thông qua một số phẩm chất đạo đức trong kinh doanh:
+ Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Trung thực: giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.
+ Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.
+ Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.
+ Gắn kết các lợi ích; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
2. Vai trò của đạo đức kinh doanh
- Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.