50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 (có đáp án) Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 15.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh.
D. Văn hóa Hòa Bình.
Đáp án đúng là: A
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa Đông Sơn. (SGK - Trang 88)
Câu 2. Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm người nào?
A. Nam Á và Thái - Ka-đai.
B. Mường và Mông - Dao.
C. Nam Đảo và Mường.
D. Mông Cổ và Mãn.
Đáp án đúng là: A
Cư dân bản địa ở đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc nhóm Nam Á và Thái - Ka-đai. (SGK - Trang 88)
Câu 3. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Óc Eo.
B. Văn Hóa Phùng Nguyên.
C. Văn hóa Đồng Đậu.
D. Văn hóa Gò Mun.
Đáp án đúng là: A
Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang - Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí. (SGK - Trang 88)
Văn hóa Óc Eo không phải cội nguồn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 4. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nào?
A. Kinh tế thương mại đường biển.
B. Kinh tế nông nghiệp lúa nước.
C. Kinh tế thủ công nghiệp.
D. Kinh tế thương mại đường bộ.
Đáp án đúng là: B
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. (SGK - Trang 88)
Câu 5. Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Âu Lạc.
D. Văn Lang.
Đáp án đúng là: D
Văn Lang là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp,... nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống. (SGK - Trang 89)
Câu 6. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc không được hình thành trên lưu vực của dòng sông nào?
A. Sông Cả.
B. Sông Mã.
C. Sông Hồng.
D. Sông Lam.
Đáp án đúng là: D
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả. (SGK - Trang 88)
Câu 7. Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Đáp án đúng là: C
Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc thời cổ đại là khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. (SGK - Trang 88)
Câu 8. Sự giàu có về khoáng sản là cơ sở cho sự ra đời sớm của ngành kinh tế nào ở các quốc gia Văn Lang - Âu Lạc?
A. Nông nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
Đáp án đúng là: C
Sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,...) là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ đồng, đồ sắt,... (SGK - Trang 88)
Câu 9. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương.
B. Trưng Vương.
C. Ngô Vương.
D. An Dương Vương.
Đáp án đúng là: D
Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. (SGK - Trang 89)
Câu 10. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là
A. cá.
B. rau.
C. thịt.
D. gạo.
Đáp án đúng là: D
Lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là gạo. (SGK - Trang 91)
Câu 11. Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ?
A. Thờ Chúa.
B. Ăn trầu.
C. Nhuộm răng.
D. Xăm mình.
Đáp án đúng là: A
Người Việt có tục uống nước chè, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,... (SGK - Trang 91)
Thờ Chúa không phải là phong tục truyền thống của người Việt.
Câu 12. Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
A. chữ viết.
B. chữ Hán.
C. truyền miệng.
D. chữ Quốc ngữ.
Đáp án đúng là: C
Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học truyền miệng với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy,... (SGK - Trang 92)
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Giàu có về khoáng sản.
C. Hệ thống sông ngòi dày đặc.
D. Đất đai khô cằn, khó canh tác.
Đáp án đúng là: D
Cơ sở tự nhiên dẫn tới sự hình thành của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
- Có hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Cả, sông Mã,... bồi đắp nên những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ. Đất đai tơi xốp, dễ canh tác.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng lắm, mưu nhiều, lượng nước ngọt dồi dào.
- Giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,...). (SGK - Trang 88)
Câu 14. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở
A. Phong Châu.
B. Cổ Loa.
C. Thăng Long.
D. Đại La.
Đáp án đúng là: A
Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ). (SGK - Trang 89)
Câu 15. Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ Đức Phật.
C. Sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng phồn thực.
Đáp án đúng là: B
Người Việt cổ có tín ngưỡng thờ Mặt trời, thờ vật tổ (chim Lạc, Giao long), sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng tổ tiên, thờ mẫu, thờ người có công dựng nước và giữ nước. (SGK - Trang 92)
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
I. Cơ sở hình thành
1. Điều kiện tự nhiên
- Địa bàn: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại.
Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thời cổ đại là địa bàn chủ yếu
của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nặng lãm, mưa nhiều, lượng nước ngọt dồi dào, cư dân sớm xuất hiện và định cư => góp phần hình thành một trong những nền vănminh lúa nước đầu tiên của nhân loại.
- Tài nguyên thiên nhiên: sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,..) là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ động, đồ sắt,...
2. Cơ sở kinh tế - xã hội
- Cư dân bản địa ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam thuộc các nhóm Nam Á và Thái – Kađai. Theo thời gian, các nhóm tộc người dần hoà nhập, tạo nên cộng đồng người Việt cổ, với nền văn hoá giàu bản sắc, mang đặc tính thống nhất trong đa dạng.
- Cách ngày nay khoảng 2800 năm, trên địa bản Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cư dân Việt cổ đã bước vào thời kì phát triển rực rỡ với nền văn hoá Đông Sơn. Nền nông nghiệp lúa nước sử dụng lưỡi cày đồng và khả năng trị thuỷ cao đã đưa cư dân Việt cổ bước vào thời đại văn minh với nhiều thành tựu tiêu biểu, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang - Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo.
II. Thành tựu văn minh tiêu biểu
1. Tổ chức nhà nước
- Nhà nước đầu tiên của Việt Nam là Văn Lang, còn sơ khai, chưa có luật pháp.... nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống.
- Nhà nước Văn Lang tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến năm 208 TCN, kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc Phú Thọ).
- Kế tiếp là nhà nước Âu Lạc (khoảng 208 TCN - 179 TCN) do An Dương Vương đứng đầu, kinh đô đặt ở Cổ Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
- Lãnh thổ của Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với phạm vi không gian của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
2. Đời sống vật chất
a. Hoạt động kinh tế
- Nghề đúc đồng đạt trình độ cao: trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng,... Kĩ thuật luyện đồng với hợp kim đồng – thiếc có hàm lượng chì thay đổi tuỳ theo công cụ hay vật dụng mà người thợ muốn làm ra. Đó là sáng tạo độc đáo và đặc trưng của đồ đồng, tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn.
- Bước nhảy vọt quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sự xuất hiện của lưỡi cày đồng.
- Đỉnh cao kĩ thuật luyện kim và mĩ thuật của người Việt cổ là đồ đồng Đông Sơn, trong đó có trống đồng với nhiều chủng loại. Trống đồng được đem trao đổi với một số nơi thuộc miền Nam Trung Hoa, Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thậm chí đến tận các vùng thuộc Đông Nam Á biển đảo.
- Biết trồng dâu nuôi tầm, dệt tơ tằm, bông; đánh bắt cá, tôm, trồng rau củ và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
b. Văn hóa ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại
- Sống định cư thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở.
Hình nhà sàn từ hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ
- Trang phục: nữ mặc áo, váy; nam đóng khố; biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức,...
- Ẩm thực:
+ Nấu nhiều món ăn phù hợp với khí hậu;
+ Sử dụng nhiều hương liệu, gia vị trong nấu ăn; làm đường, làm mật…
+ Gạo là nguồn lương thực chính;
+ Biết làm nhiều loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng, bánh giầy, nguyên liệu đều là sản phẩm nông nghiệp, chứa đựng nhiều ý nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan, thể hiện đạo lí của người Việt.
- Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trầu, bò, ngựa,…
3. Đời sống tinh thần
- Nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích: Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau.…
- Tín ngưỡng thờ Mặt Trời, thờ vật tổ (chim Lạc, Giao long), sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực; thịnh hành tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ cúng những người có công dựng nước và giữ nước.
Lăng vua Hùng (Phú Thọ)
- Đời sống xã hội của cư dân Văn Lang – Âu Lạc gắn liền với lễ hội. Hoa văn trên trống đồng, thạp đồng thường diễn tả hình ảnh các vũ công và hoạt động hoá trang trong lễ hội.
Hình người nhảy múa trên trống đồng
- Người Việt có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,…
Tục ăn trầu của người Việt