50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học có đáp án
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 (có đáp án) Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?
A. Giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
B. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
C. Là nguồn gốc của những nhận thức lịch sử của con người.
D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Đáp án đúng là: A
Sử học luôn sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,… trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. (SGK - Trang 22)
Câu 2. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên ngành của các ngành khoa học.
C. Là nguồn cảm hứng đưa tới sự ra đời của các công trình khoa học.
D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Đáp án đúng là: C
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống. (SGK - Trang 21)
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.
B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.
C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.
D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.
Đáp án đúng là: D
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó đối với cuộc sống. (SGK - Trang 21)
Câu 4. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
Đáp án đúng là: B
Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát. Trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. (SGK - Trang 22)
Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.
B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.
D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Đáp án đúng là: A
Những nguyên nhân chứng tỏ Sử học là môn khoa học liên ngành:
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục,...
- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. (SGK - Trang 20)
Câu 6. Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?
A. Chứng minh tính xác thực của các nguồn tư liệu lịch sử.
B. Hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
C. Chứng tỏ mối quan hệ giữa các ngành khoa học với đời sống.
D. Chứng minh quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
Đáp án đúng là: B
Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ đời sống của con người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục,... Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan để hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người. (SGK - Trang 20)
Câu 7. Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?
A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.
C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
Đáp án đúng là: B
Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều. (SGK - Trang 21)
Câu 8. Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?
A. Vật lí học.
B. Sinh học.
C. Toán học.
D. Văn học.
Đáp án đúng là: D
Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khoa học bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như ngôn ngữ, văn hóa, văn học, tâm lí, triết học, kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, địa lí kinh tế - xã hội. (SGK - Trang 21)
Các ngành vật lí học, sinh học, toán học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Câu 9. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.
B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.
C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.
D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.
Đáp án đúng là: C
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng những thông tin này trong quá trình nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho các nhà sử học nhìn nhận lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn. (SGK - Trang 21)
Câu 10. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.
Đáp án đúng là: A
Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
- Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Giúp các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào. Từ đó giúp các thế hệ nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, có thể kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. (SGK - Trang 24)
Câu 11. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.
B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.
C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.
D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu.
Đáp án đúng là: D
Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học: phục vụ cho quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ; cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, từ đó giúp các nhà sử học miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
Câu 12. Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?
A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.
Đáp án đúng là: C
Ngành Địa lí - Địa chất cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên,...
Câu 13. Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?
A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.
C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.
D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học.
Đáp án đúng là: B
Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Sử học góp phần nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và cung cấp tri thức cho các ngành khoa học và công nghệ. Ngược lại, các ngành khoa học công nghệ cũng hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu lịch sử, giúp cho các tri thức lịch sử trở nên khách quan, toàn diện và sâu sắc hơn.
Câu 14. Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
B. Tái hiện quá khứ một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
C. Cung cấp phương pháp thống kê, đo đạc và tính toán số liệu lịch sử.
D. Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, thu thập sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.
Đáp án đúng là: D
Các ngành công nghệ số và viễn thám giúp hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập nguồn sử liệu, phục vụ cho công tác tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 24)
Câu 15. Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?
A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.
C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.
Đáp án đúng là: A
Ngành Hóa học góp phần xác định tính chính xác của sự kiện lịch sử, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử. Ngày nay, thông qua phương pháp đồng vị phóng xạ, các nhà nghiên cứu có thể đoán định chính xác niên đại của các di tích, di vật lịch sử.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
I. Sử học - môn học liên ngành
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.
=> Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.
II. Mối quan hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
- Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như: ngôn ngữ, văn hoá, văn học, tâm lí, triết học, kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, địa lí kinh tế - xã hội,...
- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
a) Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.
b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
- Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
III. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học,...
- Trong xu thế phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay đã xuất hiện hàng loạt các ngành mới thuộc lĩnh vực công nghệ như: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thực tế ảo, Công nghệ 3D,...
a) Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên của Sử học. Sử học không đi sâu vào nội dung của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ mà chủ yếu xem xét ở góc độ lịch sử. Ví dụ:
+ Thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào?
+ Tác dụng, ý nghĩa của những thành tựu ấy đối với sự phát triển xã hội ra sao?
+ Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào?
- Sử học giúp tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:
+ Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.
+ Kế thừa tri thức, kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm của người đi trước.
b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học
- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người. Ví dụ:
+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...
+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...
+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...