50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX có đáp án

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 (có đáp án) Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11.

1 291 lượt xem


Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

Câu 1. Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành

A. 7 trấn và 4 doanh.

B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

C. 4 doanh và 23 trấn.

D. 13 đạo thừa tuyên.

Đáp án đúng là: B

Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

Câu 2. Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

A. Tổng trấn.

B. Tổng đốc.

C. Tuần phủ.

D. Tỉnh trưởng.

Đáp án đúng là: C

Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi Tuần phủ.

Câu 3. Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã

A. ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ.

B. đổi quốc hiệu thành Việt Nam.

C. thực hiện cải cách hành chính.

D. thi hành chính sách cấm đạo.

Đáp án đúng là: A

Để đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ, năm 1815, nhà Nguyễn đã ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ, với các điều luật bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.

Câu 4. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ: giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản?

A. Nội các.

B. Đô sát viện.

C. Cơ mật viện.

D. Thái y viện.

Đáp án đúng là: A

Năm 1829, vua Minh Mạng cho thành lập Nội các (trên cơ sở Văn thư phòng), có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.

Câu 5. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình?

A. Nội các.

B. Đô sát viện.

C. Cơ mật viện.

D. Thái y viện.

Đáp án đúng là: B

Đô sát viện được thành lập vào năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.

Câu 6. Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là

A. Tổng trấn.

B. Trấn thủ.

C. Tuần phủ.

D. Huyện lệnh.

Đáp án đúng là: A

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, đứng đầu khu vực Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, quyền lực như một phó vương.

Câu 7. Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí

A. Bắc thành.

B. Gia Định thành.

C. 4 doanh và 7 trấn.

D. phủ Thừa Thiên.

Đáp án đúng là: C

Về cơ cấu hành chính, dưới thời vua Gia Long, nhà vua chỉ trực tiếp quản lí 4 doanh (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam) và 7 trấn (Thanh Hoa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hòa, Bình Thuận).

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

Đáp án đúng là: B

- Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.

+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.

+ Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất.

+ Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Câu 9. Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của

A. Nội các và Lục Bộ.

B. Cơ mật viện và Lục tự.

C. Đô sát viện và Lục khoa.

D. Cơ mật viện và Đô sát viện.

Đáp án đúng là: C

- Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và Lục khoa.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của vua Minh Mạng đối với vùng dân tộc thiểu số?

A. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

B. Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.

C. Bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

D. Chỉ bổ nhiệm quan cai trị là các tù trưởng địa phương.

Đáp án đúng là: D

Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

Câu 11. Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm:

A. tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.

B. đạo thừa tuyên → phủ → châu/ huyện → xã.

C. xã → tổng → châu/ huyện → phủ → tỉnh.

D. phủ → tỉnh → huyện/ châu → hương → xã.

Đáp án đúng là: A

Sau cải cách của vua Minh Mạng, hệ thống hành chính của Đại Nam được phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh → phủ → huyện/châu → tổng → xã.

Câu 12. Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là:

A. Bố chánh sứ ty và Án sát sứ ty.

B. Đô tổng binh sứ và Thừa chính sứ.

C. Thừa chính sứ và Hiến sát sứ.

D. Đô tổng binh sứ và Hiến sát sứ.

Đáp án đúng là: A

Sau cải cách của vua Minh Mạng, cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh, điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án).

Câu 13. Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về

A. chế độ quân điền.

B. chế độ lộc điền.

C. chế độ hồi tỵ.

D. chế độ bổng lộc.

Đáp án đúng là: C

Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè pháo ở địa phương, vua Minh Mệnh đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ hồi tỵ.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

A. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.

B. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.

C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước thiếu tính thống nhất.

D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Đáp án đúng là: B

- Dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.

+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.

+ Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất.

+ Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

Câu 15. Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?

A. Nội các.

B. Đô sát viện.

C. Cơ mật viện.

D. Thái y viện.

Đáp án đúng là: C

Cơ mật viện được thành lập vào năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.

Câu 16. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. hành chính.

D. giáo dục.

Đáp án đúng là: C

Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính.

Câu 17. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành

A. Nam Việt.

B. Đại Nam.

C. An Nam.

D. Đại Việt.

Đáp án đúng là: B

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Nam.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.

B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tá quyền lực.

D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

Đáp án đúng là: C

- Kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng:

+ Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ. Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.

+ Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

B. Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng.

C. Để lại di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia.

D. Làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

Đáp án đúng là: A

- Ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng:

+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, có ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội, đồng thời đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó.

+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính; làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước.

+ Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã.

Câu 20. Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là

A. Nội các; Đô sát viện và Cơ mật viện.

B. Thái y viện; Tôn nhân phủ và Quốc sử viện.

C. Thái y viện; Quốc sử viện và Sùng chính viện.

D. Tôn nhân phủ; Hàn lâm viện và Sùng chính viện.

Đáp án đúng là: A

Những cơ quan trung ương mới được thành lập sau cải cách của vua Minh Mạng là: Nội các (năm 1829); Đô sát viện (năm 1832) và Cơ mật viện (năm 1834).

 Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

I. Bối cảnh lịch sử

- Dưới thời vua Gia Long, bộ máy nhà nước phong kiến đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.

+ Cơ cấu hành chính phân chia nhiều tầng quản lí, có nguy cơ xuất hiện tình trạng lạm quyền của quan lại địa phương.

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân và các dân tộc ít người.

=> Vấn đề cấp bách đặt ra với triều Nguyễn: Kiện toàn bộ máy chính quyền, thực hiện nhất thể hoá các đơn vị hành chính trong cả nước, tạo thuận lợi cho khôi phục phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh.

- Trong 21 năm cầm quyền (1820 - 1841), vua Minh Mạng đã từng bước giải quyết triệt để những yêu cầu khách quan đó.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

Chân dung vua Minh Mạng

II. Nội dung cuộc cải cách

1. Về chính trị và hành chính

- Đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam.

- Củng cố địa vị của Nho giáo làm chỗ dựa cho vương quyền.

- Ở cấp trung ương:

+ Nhà vua là người đứng đầu thiết chế quân chủ tập quyền, trực tiếp điều hành bộ máy và mọi hoạt động quản lí đất nước.

+ Kiện toàn các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua (Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện).

+ Các cơ quan chuyên trách đứng đầu là lục bộ, được quy định chặt chẽ, rõ ràng về cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ. Thượng thư lục bộ hợp cùng trưởng quan của Đô sát viện, Đại lý tự và Thông chính sứ ty hợp thành Cửu khanh của triều đình.

+ Nhiều cơ quan phụ trách công việc chuyên môn khác, gọi chung là các nha (chư nha) được lập thêm, gồm: phủ, tự, viện, giám, ty, cục.

+ Công tác kiểm tra, giám sát được đặc biệt coi trọng. Chế độ Kinh lược đại sứ được lập ra để thay mặt vua thanh tra các địa phương có tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội.

- Ở địa phương:

+ Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng triển khai cải cách hành chính địa phương quy mô lớn trên cả nước. Theo đó, Bắc thành và Gia Định thành bị bãi bỏ, đổi các dinh, trấn thành tỉnh. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên (Kinh sư).

+ Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty (phụ trách đinh, điền, hộ tịch) và Án sát sứ ty (coi về hình án).

+ Ở khu vực miền núi, các vùng dân tộc ít người: nhà Nguyễn thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan. Lựa chọn những thổ hào thanh liêm ở địa phương, tài năng, cần cán được dân tin phục làm Thổ tri các châu, huyện và đặt thêm quan lại người Việt (lưu quan) để quản lí.

- Bộ máy quan lại:

+ Tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử; trọng dụng những người có năng lực và phẩm chất tốt.

+ Ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ “hồi tỵ” để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX

2. Về kinh tế

- Năm 1836, vua Minh Mạng cho triển khai đo đạc lại ruộng đất ở Nam Bộ, lập sổ địa bạ để quản lí. Khôi phục chế độ ruộng đất công để nông dân làng xã có ruộng cày cấy.

- Quy định lại chính sách thuế đối với thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán nhằm kiểm soát hoạt động thương mại và an ninh.

3. Về quốc phòng, an ninh

- Quân đội được tổ chức theo phương châm “tinh nhuệ, học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây.

- Coi trọng phát triển lực lượng thuỷ quân và tăng cường các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.

4. Về văn hoá - giáo dục

- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo.

- Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập Quốc sử quán làm nhiệm vụ thu thập và biên soạn sách sử.

- Về giáo dục khoa cử, năm 1822, vua Minh Mạng cho mở lại các kì thi Hội, thi Đình, khuyến khích hoạt động giáo dục Nho học nhằm tạo ra đội ngũ trí thức thực học giúp việc cho triều đình.

III. Kết quả và ý nghĩa

- Kết quả:

+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia.

+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.

- Ý nghĩa:

+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính.

+ Những thành tựu của cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng đã tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Nam.

+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương và về xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, cần cán của vua Minh Mạng để lại bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay.

1 291 lượt xem