500 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi Đại học có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thoát ra khí NO và 0,75m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là

A. 32.

B. 56.

C. 33,6.

D. 43,2.

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,2x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 7,6 gam MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 71,12 gam. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là:

A. 54,80 gam.

B. 60,64 gam.

C. 73,92 gam.

D. 68,24 gam.

Câu 3:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và ZnO với tỉ lệ tương ứng 4:3 vào dung dịch chứa 1,62 mol HCl và 0,19 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu được trong không khí, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 103,01.

B. 99,70.

C. 103,55.

D. 107,92.

Câu 4:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

C. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O.

D. Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O.

Câu 5:

Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp

A. điện phân.

B. nhiệt luyện.

C. nhiệt nhôm.

D. thủy luyện.

Câu 6:

Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là:

A. 2,688 lít.

B. 5,600 lít.

C. 4,480 lít.

D. 2,240 lít.

Câu 7:

Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. Thành phần % khối lượng hỗn hợp của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?

A. 7,68 gam.

B. 6,72 gam.

C. 3,36 gam.

D. 10,56 gam.

Câu 8:

Cho 48,165 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,68 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 259,525 gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? Giả sử phân li củ HSO4- thành ion được coi là hoàn toàn

A. 13,7.

B. 13,5.

C. 13,3.

D. 14,0.

Câu 9:

Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dd H2SO4loãng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 10:

Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 0,72.

B. 1,35.

C. 1,08.

D. 0,81.

Câu 11:

Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dd HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 9,15.

B. 7,36.

C. 10,23.

D. 8,61.

Câu 12:

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe; 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hoà và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16. Giá trị của m là

A. 1,080.

B. 5,400.

C. 2,160.

D. 4,185.

Câu 13:

Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 72.

B. 82.

C. 74.

D. 80.

Câu 14:

Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe.

B. Cu.

C. Zn.

D. Ag.

Câu 15:

Trong phản ứng : Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Phát biểu đúng là:

A. Ion Cu2+ bị khử thành Cu.

B. Ion Ag+ bị oxi hóa thành Ag.

C. Cu bị khử thành ion Cu2+.

D. Ion Ag+ bị khử thành Ag.

Câu 16:

Một tấm kim loại bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch nào?

A. Dung dịch ZnSO4 dư.

B. Dung dịch CuSO4 dư.

C. Dung dịch FeSO4 dư.

D. Dung dịch FeCl3.

Câu 17:

Cho Mg vào dung dịch chứa FeSOvà CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn A gồm 2 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Phản ứng kết thúc khi nào?

A. CuSO4 hết, FeSO4 hết, Mg hết.

B. CuSO4 hết, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.

C. CuSO4 dư, FeSO4 chưa phản ứng, Mg hết.

D. CuSO4 hết, FeSO4 đã phản ứng và còn dư, Mg hết.

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 40,0 gam.

B. 50,0 gam.

C. 55,5 gam.

D. 45,5 gam.

Câu 19:

Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B ( gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là:

A. 12,20%.

B. 13,56%.

C. 40,69%.

D. 20,20%.

Câu 20:

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành hai phần: 

          – Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO ( sản phẩm khử duy nhất). 

          – Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí Hvà còn lại 2,52 gam chất rắn. 

Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là

A. Fe3O4 và 28,98.

B. Fe3Ovà 19,32.

C. FeO và 19,32.

D. Fe2O3 và 28,98.

Câu 21:

Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Khối lượng muối sắt (III) sunfat tạo thành trong dung dịch là

A. 40y.

B. 80x.

C. 80y.

D. 160x.

Câu 22:

Dung dịch nào sau hòa tan được kim loại Cu?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HNO3.

D. Dung dịch NaNO3.

Câu 23:

Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X. Đem toàn bộ X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Chất rắn Y gồm:

A. Fe2O3, CuO.

B. Fe2O3, ZnO, CuO.

C. FeO, CuO.

D. FeO, CuO, ZnO.

Câu 24:

Khối lượng Ag tạo ra tối đa khi cho một hỗn hợp gồm 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOC2H5 phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 là:

A. 5,4 gam.

B. 10,8 gam.

C. 6,48 gam.

D. 21,6 gam.

Câu 25:

Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch chứa 2 chất tan có cùng nồng độ (mol/lít), và thấy khối lượng dung dịch giảm đi 9,28 gam so với ban đầu. Cho tiếp 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và chất rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng khối lượng muối trong dung dịch Y là:

A. 11,48.

B. 15,08.

C. 10,24.

D. 13,64.

Câu 26:

Nhiệt phân hiđroxit Fe (II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là:

A. Fe.

B. Fe2O3.

C. FeO.

D. Fe3O4.

Câu 27:

Để điều chế Ag từ quặng chứa Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta cần dùng thêm

A. dung dịch NaCN; Zn.

B. dung dịch HNO3 đặc; Zn.

C. dung dịch H2SOđặc; Zn.

D. dung dịch HCl đặc; Zn.

Câu 28:

Cho 10,84 gam hỗn hợp X (Fe, Cu, Ag) hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3 thấy giải phóng 1,344 lít khí NO (đktc), (sản phẩm khử duy nhất) thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là bao nhiêu ?

A. 26.

B. 28.

C. 24.

D. 22.

Câu 29:

Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các muối nào?

A. Fe(NO3)và AgNO3.

B. Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)và AgNO3.

D. Fe(NO3)và Fe(NO3)3.

Câu 30:

Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m –6,04) gam chất rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với

A. 23,0.

B. 24,0.

C. 21,0.

D. 22,0.

Câu 31:

Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, điện cực trơ, dòng điện 5A, trong 32 phút 10 giây khối lượng kim loại bám vào catot là:

A. 3,12 gam.

B. 6,24 gam.

C. 7,24 gam.

D. 6,5 gam.

Câu 32:

Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là:

A. Fe.

B. Cu.

C. Ag.

D. Al.

Câu 33:

Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là:

A. Mg.

B. Fe.

C. Al.

D. Zn.

Câu 34:

Cho Fe tác dụng với HNOđặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là:

A. N2.

B. NO2.

C. NO.

D. N2O.

Câu 35:

Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (1); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. II, III và IV.

B. I, III và IV.

C. I, II và IV.

D. I, II và III.

Câu 36:

Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm:

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2.

B. Fe(OH)2 va Cu(OH)2.

C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.

D. Fe(OH)3.

Câu 37:

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl 2M. Công thức của oxit đó là:

A. CuO.

B. Al2O3.

C. MgO.

D. Fe2O3.

Câu 38:

Khi cho các chất Al, FeS, dung dịch HCl, dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí có thể thu được là:

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 39:

Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl ; 0,05 mol NaNO3 và 0,10 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là:

A. 50.

B. 58.

C. 64.

D. 61.