500 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi Đại học có lời giải (P5)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho a mol sắt tác dụng với dung dịch chứa a mol HNO3 (NO sản phẩm khử duy nhất của N+5). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem trộn dung dịch thu được với dung dịch nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng hóa học?
A. AgNO3
B. NaOH
C. HCl
D. KI
Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 290 và 83,23
B. 260 và 102,70
C. 290 và 104,83
D. 260 và 74,62
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Zn, Cu, Mg
B. Al, Fe, CuO
C. Hg, Na, Ca
D. Fe, Ni, Sn
Hợp chất nào của crom sau đây không bền?
A. Cr2O3
B. CrCl3
C. K2Cr2O7
D. H2Cr2O7
Cho 13,8335 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 , MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19: 1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO3-) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,444 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dich NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 46,2%.
B. 41,9%.
C. 20,3%.
D. 23,7%.
Cho 46,8 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 ( tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch (A).Cho m gam Mg vào dung dịch (A), sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào (B) được kết tủa (D). Nung (D) trong không khí đến khối lượng không đổi được 45,0 gam chất rắn (E). giá trị gần nhất của m là
A. 6,6 gam
B. 13,2 gam
C. 11,0 gam
D. 8,8 gam
Công thức hóa học của Crom (III) hidroxit
A. Cr(OH)2
B. H2CrO4
C. Cr(OH)3
D. H2Cr2O7
Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì sau phản ứng xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ
B. vàng nhạt
C. trắng
D. xanh lam
Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại gồm
A. Zn, Mg, Ag
B. Mg, Ag, Cu
C. Zn, Mg, Cu
D. Zn, Ag, Cu
Cho các thí nghiệm sau :
(1) Thanh Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(2) Thanh Fe có quấn dây Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
(3) Thanh Cu mạ Ag nhúng vào dung dịch HCl
(4) Thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng
(5) Miếng gang để trong không khí ẩm
Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra ăn mòn điện hóa
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Cho 2,24g bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 4,08
B. 2,16
C. 2,80
D. 0,64
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,2g thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, dktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 8,84g
B. 7,56g
C. 25,92g
D. 5,44g
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,4x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 5,7g MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 77,54g. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 78,98g
B. 71,84g
C. 78,86g
D. 75,38g
Dung dịch nào sau đây với nồng độ khác nhau đều không màu?
A. Dung dịch FeCl3.
B. Dung dịch K2Cr2O7.
C. Dung dịch CuSO4.
D. Dung dịch AgNO3.
Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây?
A. NaCrO2.
B. Na2CrO4.
C. Cr2O3.
D. CrO.
Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
A. FeCO3.
B. Fe2O3.nH2O.
C. Fe3O4.
D. Fe2O3.
Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A. Zn.
B. Mg.
C. Fe.
D. Al.
Hòa tan hết một lượng bột Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,6 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 68,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 5,60.
D. 2,24.
Nung nóng hỗn hợp X gồm kim loại M và Cu(NO3)2 trong bình chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và 0,25 mol hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 là 22,72. Đem hòa tan hết Y vào lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 29,7 gam muối. Phần trăm về số mol kim loại M trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28.
B. 22.
C. 45.
D. 54.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào Y thu được kết quả như hình vẽ sau:
Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 7,29 gam.
B. 30,40 gam.
C. 6,08 gam.
D. 18,24 gam.
Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch có chất tan là
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)3.
D. HNO3; Fe(NO3)2.
Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện người ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?
A. Na
B. Ag
C. Fe
D. Ca
Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng 9 (dư), thu được 0,1 mol khí H2 (đktc). Khối lượng Fe trong X là
A. 4,75 gam.
B. 1,12 gam.
C. 5,60 gam.
D. 2,80 gam.
Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4; Cl2; KOH; Na2CO3; CuSO4, HNO3; Fe; NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A. 7.
B. 5.
C. 4.
D. 6.
Cho các so sánh sau về nhôm và crom ( kí hiệu M chung cho 2 kim loại):
(1) Đều tác dụng với dung dịch HCl và bị oxi hóa lên số oxi hóa +3.
(2) Đều tác dụng được với dung dịch NaOH được NaMO2
(3) Đều bị thụ động trong H2SO4 loãng nguội.
(4) Phèn K2SO4. M2(SO4)3.24H2O đều được dùng làm trong nước đục.
(6) Đều tạo được lớp màng oxit mỏng M2O3 bền vững bảo vệ.
(7) Oxit M2O3 đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng hoặc NaOH loãng.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 170
B. 180
C. 190
D. 160
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17.Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là
A. 34,6
B. 28,4
C. 27,2
D. 32,8
Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của O gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X là
A. 16,86%
B. 50,58%
C. 24,5%
D. 25,29%
Trộn 58,75 gam hỗn hợp X [ gồm Fe(NO3)2 và một kim loại M ( có hóa trị không đổi)] với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion ( bỏ qua các ion H+ và OH- do H2O phân li) và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 3 khí ( trong đó có hai khí có cùng phân tử khối và một khí hóa nâu trong không khí). Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 400
B. 396
C. 379
D. 394
Số oxi hóa của crom trong hợp chất CrO3 là
A. +4
B. +6
C. +3
D. +2
Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3. Giá trị của m là
A. 37,8.
B. 31,4.
C. 42,6.
D. 49,8.
Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,36.
B. 8,61.
C. 9,15.
D. 10,23.
Cho 3,36 gam sắt tác dụng hoàn toàn với lượng dư khí clo. Khối lượng muối sinh ra là
A. 5,08 gam.
B. 7,62 gam.
C. 9,75 gam.
D. 6,50 gam.
Hợp chất của sắt khi tác dụng với HNO3 đặc nóng không giải phóng khí là:
A. FeO.
B. FeCO3.
C. FeS2.
D. Fe(OH)3.
Hợp chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam?
A. chất béo
B. lòng trắng trứng
C. glucozo
D. etyl axetat
Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là:
A. 6,71 gam.
B. 4,81 gam.
C. 6,81 gam.
D. 7,61 gam
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn 36 gam một hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỷ lệ mol 1:1 là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO):
A. 2,0 lít.
B. 2,4 lít.
C. 1,6 lít.
D. 1,2 lít.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi dấu mũi tên là một phản ứng):
Các chất A, C, D nào sau đây không thỏa mãn sơ đồ trên:
A. Fe, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3.
B. Fe, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2.
C. Fe, Fe(OH)2, FeO.
D. Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3.