500 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi Đại học có lời giải (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hỗn hợp rắn A gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, Cu, Zn và FeCl2 (trong đó Fe chiếm 19,19% về khối lượng). Cho 26,27 gam A vào dung dịch chứa 0,69 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B có chứa các muối có khối lượng là 43,395 gam và 1,232 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và khí H2. Tỷ khối của Z so với H2 là 137/11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch B, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,015 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 106,375 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Cu có trong hỗn hợp A gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22,5%.

B. 31%.

C. 44,83%.

D. 30,2%.

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.

B. Trong hợp chất, crom có độ oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

C. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

D. CrO3 là oxit axit.

Câu 3:

Hợp chất có tính lưỡng tính là

A. Ba(OH)2.

B. Cr(OH)3.

C. NaOH.

D. Cr(OH)2.

Câu 4:

Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là

A. 1,3.

B. 2.

C. 1.

D. 2,3.

Câu 5:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.

B. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

C. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2.

D. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4.

Câu 6:

Cho dãy chuyển hóa sau: Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. K2CrO4, CrCl3, Cr(OH)3.

B. K2CrO4, CrCl3, KCrO2.

C. K2Cr2O7, CrCl3, Cr(OH)3.

D. K2Cr2O7, CrCl3, KCrO2.

Câu 7:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 20.

B. 63.

C. 18.

D. 73.

Câu 8:

Dung dịch CuSO4 có màu nào sau đây?

A. đỏ.

B.  vàng.

C. xanh.

D. da cam.

Câu 9:

Cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí ở đktc, khối lượng muối có trong Y là

A. 31,70 gam.

B. 19,90 gam.

C. 32,30 gam.

D. 19,60 gam.

Câu 10:

Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,12 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol H2SO4 ( loãng), thấy thoát ra khí NO ( sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và sau phản ứng thu được 3,84 gam kết tủa. giá trị của m là

A. 10,08.

B. 7,20.

C. 8,40.

D. 0,4.

Câu 11:

Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là

A. 28,0 gam.

B. 24,4 gam.

C. 26,8 gam.

D. 19,6 gam.

Câu 12:

Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Số phản ứng mà nguyên tố crom đóng vai trò chất bị oxi hóa là (mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học)

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 13:

Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe và Cu tác dụng với 260 ml dung dịch CuCl2 1M, thu được 28,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 17,12.

B. 14,08.

C. 12,80.

D. 20,90.

Câu 14:

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong 800 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 52 gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 16,5.

B. 22,5.

C. 18,2.

D. 20,8.

Câu 15:

Hòa tan 17,44 gam hỗn hợp gồm FeS, Cu2S và Fe(NO3)2 (trong đó nguyên tố nitơ chiếm 6,422% khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau các phản ứng thu được hỗn hợp khí Y (gồm NO2 và SO2) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z, sau phản ứng thu được 35,4 gam kết tủa T gồm 3 chất. Lọc tách T rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 31,44 gam chất rắn E. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 27,5.

B. 32,5.

C. 24,5.

D. 18,2.

Câu 16:

Dung dịch X có chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Thêm 1 hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho m gam Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của 2 muối ban đầu là:

A. 0,3 M.

B. 0,4 M.

C. 0,45 M.

D. 0,42 M.

Câu 17:

Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B đến kết thúc phản ứng, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Giá trị của V là:

A. 44,8.

B. 11,2.

C. 33,6.

D. 22,4.

Câu 18:

Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong Y gần đúng nhất với giá trị nào sau?

A. 15%.

B. 13%.

C. 12%.

D. 14%.

Câu 19:

Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra:

A. khí CO2, NO.

B. khí NO, NO2.

C. khí NO2, CO2.

D. khí N2, CO2.

Câu 20:

Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nguội, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 21:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;

(2) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

A. (3) và (4).

B. (2) và (3).

C. (1) và (4).

D. (1) và (4).

Câu 22:

Cho khí CO qua m gam X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc , nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 18 gam muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là:

A. 6,80

B. 7,12

C. 13,52

D. 5,68

Câu 23:

Cho 2,144 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và 7,168 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,56 gam chất rắn. Nồng độ dung dịch AgNO3 là:

A. 0,32M

B. 0,2M

C. 0,16M

D. 0,42M

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Cs

B. Na

C. K

D. Li

Câu 25:

Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH 1M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá trị m là

A. 42,26.

B. 19,76.

C. 28,46.

D. 72,45.

Câu 26:

Phản ứng viết không đúng là

A. Fe + 2FeCl3 → FeCl2.

B. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

C. Fe + Cl2 → FeCl2.

D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.

Câu 27:

Những mẫu hợp kim Zn-Fe vào trong cốc chứa dung dịch HCl 1M. Sau một thời gian thì

A. chỉ có chứa phần kim loại Zn bị ăn mòn.

B. chỉ có chứa phần kim loại Fe bị ăn mòn.

C. cả hai phần kim loại Zn và Fe bị ăn mòn.

D. hợp kim không bị ăn mòn.

Câu 28:

Cho Fe3O4 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với dung dịch

A. Cu(NO3)2.

B. BaCl2.

C. K2Cr2O7.

D. NaBr.

Câu 29:

Nung 66,20 gam Pb(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 64,58 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước, được 3 lít dung dịch Y. Dung dịch Y có giá trị pH là

A. 2.

B. 3.

C. 4

D. 1

Câu 30:

Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 7,6.

B. 12,8.

C. 10,4.

D. 8,9.

Câu 31:

Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?

A. Cr(OH)3.

B. Cr(OH)2.

C. CrO.

D. CrO3.

Câu 32:

Cho 10,4 gam hỗn hợp Mg và Fe tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 53,84%

B. 80,76 %

C. 64,46 %

D. 46,15 %

Câu 33:

Cho dãy biến đổi sau: X, Y, Z, T là

A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7.

B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.

C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4.

D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7.

Câu 34:

Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là?

A. 6,72

B. 5,60

C. 5,96.

D. 6,44.

Câu 35:

Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 6,4 gam.

B. 11,2 gam.

C. 5,6 gam.

D. 8,4 gam.

Câu 36:

Kim loại Fe tác dụng với dung dịch X loãng dư tạo muối Fe(III). Chất X là

A. HNO3.

B. CuSO4.

C. H2SO4.

D. HCl.

Câu 37:

Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)2.

B. CrO3.

C. Cr2(SO4)3.

D. NaCrO2.

Câu 38:

Nhiệt phân 100 gam Cu(NO3)2 được chất rắn và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho lượng Cu dư vào Z, đun nóng, thu được dung dịch T và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 50.

B. 100.

C. 75.

D. 25.

Câu 39:

Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với

A. 54%.

B. 46%.

C. 58%.

D. 48%.

Câu 40:

Cho hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg. Cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị gần nhất của m là

A. 29,0.

B. 28,5.

C. 27,5.

D. 22,0.