500 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi Đại học có lời giải (P7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam bột Cu vào dung dịch cha 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vàọ dung dịch X rồi cô cạn. nung đến khối lượng không đổi thu được 34.88 gam hỗn hợp rắn Z gồm ba chất. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của V là

A. 3,584 lít

B. 2,688 lít

C. 1,792 lít

D. 5,376 lít

Câu 2:

Sản phẩm của phàn ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là?

Câu 3:

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 3,92 lít NO2 (ở dktc là sản phẩm khử duy nhất ). Kim loại M là?

A. Pb

B. Fe

C. Cu

D. Mg

Câu 4:

Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3  loãng dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 4,48 lít.

B. 5,6 lít.

C. 2,24 lít.

D. 2,688 lít.

Câu 5:

Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là

Câu 6:

Cho phản ứng Trong phương trình của phản ứng trên có bao nhiêu phân tử HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa

A. 4

B. 8

C. 10

D. 1

Câu 7:

Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là

A. 44,8 gam

B. 40,8 gam

C. 4,8 gam

D. 48,0 gam

Câu 8:

Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 2,0

B. 6,4

C. 8,5

D. 2,2

Câu 9:

Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

A. 18,24 gam

B. 21,12 gam

C. 20,16 gam

D. 24 gam

Câu 10:

Hòa tan hoàn toàn 9,48 gam hỗn hợp Fe và FeO vào V (ml) dung dịch HNO3 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch B và 3813 ml khí không màu (duy nhất) hóa nâu ngoài không khí, thể tích khí đo ở nhiệt độ 27°C, áp suất 1atm. Thể tích V (ml) của dung dịch HNO3 cần dùng là?

A. 910 ml

B. 1812 ml

C. 990 ml

D. 1300 ml

Câu 11:

Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thoát ra một khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l các ion SO42-  và NO3- trong dung dịch X.

A. 0,900 M và 1,600 M

B. 0,902 M và 1,640 M

C. 0,904 M và 1,460 M

D. 0,120 M và 0,020 M

Câu 12:

Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn R. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho R tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).

A. 5,4 gam

B. 1,8 gam

C. 3,6 gam

D. 18 gam

Câu 13:

Hòa tan hết 11,2 gam Fe vào lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric loãng, sau phản ứng, thu được V lít khí duy nhất (đktc). Giá trị của V là

A. 10,0

B. 14,0

C. 4,48

D. 19,8

Câu 14:

Cho 38,4 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 tác dụng với 2,4 mol HNO3 (dư) trong dung dịch, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Dung dịch X phản ứng với 1400 ml dung dịch NaOH 1M thu được 42,8 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 8,96

B. 6,72

C. 11,2

D. 3,36

Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,02 mol FeS2 và 0,03 mol FeS vào lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 và H2O. Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch KMnO4 thu được dung dịch Y không màu, trong suốt có pH = 2. Thể tích của dung dịch Y là

A. 11,4 lít

B. 5,7 lít

C. 17,1 lít

D. 22,8 lít

Câu 16:

Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 4,48 lít

B. 3,36 lít

C. 2,24 lít

D. 1,12 lít

Câu 17:

Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.

- Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí.

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc):

A. 4,96 gam

B. 8,80 gam

C. 4,16 gam

D. 17,6 gam

Câu 18:

Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây?

A. 28,15%

B. 10,8%

C. 25,51%

D. 31,28%

Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch có chứa a gam muối. Giá trị của a là

A. 27,0

B. 36,3

C. 9,0

D. 12,1

Câu 20:

Cho dung dịch X chứa các ion Fe3+, SO42-, NH4+, NO3-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).

- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch X là

A. 4,26 gam

B. 8,52 gam

C. 5,50 gam

D. 11,00

Câu 21:

Để 1,12 gam bột Fe trong không khí một thời gian thu được 1,44 gam hỗn hợp rắn X gồm các oxi sắt và sắt dư. Thêm 2,16 gam bột Al vào X rồi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,792

B. 5,824

C. 1,344

D. 6,720

Câu 22:

Cho 2,84 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 3,24 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thấy thoát ra 0,145 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 15,35

B. 14,65

C. 16,75

D. 12,05

Câu 23:

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 44,0%

B. 56,0%

C. 28,0%

D. 72,0%

Câu 24:

Đốt cháy 8,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn, Al và Mg trong khi oxi dư, thu được 13,72 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dd HCl 2M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

A. 320.

B. 480.

C. 160.

D. 240.

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng O2 dư, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào dung dịch Ba(OH)2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được 43,4 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 12,0.

B. 13,2.

C. 24,0.

D. 48,0.

Câu 26:

Nung nóng hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3Fe3O4 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn X. X là:

A. Fe3O4.

B. FeO.

C. Fe(OH)3.

D. Fe2O3.

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được a mol NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là:

A. 0,24.

B. 0,16

C. 0,05.

D. 0,08.

Câu 28:

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là:

A. NH3.

B. N2O

C. NO2.

D. NO.

Câu 29:

Cho phản ứng oxi hóa sau: Fe(OH)2 + HNO3Fe(NO3)3 + N2O + H2O. Hệ số cân bằng của H2O trong phản ứng trên là: (Biết hệ số cân bằng là những số nguyên, tối giản)

A. 13.

B. 18.

C. 26.

D. 21.

Câu 30:

Cho m gam hh X gồm Fe và Cu (Fe chiếm 80% về khối lượng) tác dụng với dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng 0,1 m gam chất rắn và thu được 0,15 mol NO sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m gần nhất với:

A. 20,4.

B. 32,6.

C. 24,8.

D. 14,2.

Câu 31:

Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là

A. 9,240

B. 11,536

C. 12,040

D. 11,256

Câu 32:

Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn toàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với

A. 82

B. 80

C. 84

D. 86

Câu 33:

Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là:

A. 25,5%.

B. 18,5%.

C. 20,5%.

D. 22,5%.

Câu 34:

Cho hỗn hợp bột X gồm 0,04 mol Fe và 0,015 mol Cu tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao thu được 3,24 gam hỗn hợp Y. Cho Y tan hết vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,035 mol HNO3 thu được 1,05 gam khí NO và dung dịch X. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào Z thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá tiị của m là

A. 17,22.

B. 20,73.

C. 20,32.

D. 21,54.

Câu 35:

Hòa tan hết 13,04 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó Al chiếm 27/163 về khối lượng) bằng 216,72 gam dung dịch HNO3 25% (dùng dư), thu được 228,64 gam dung dịch Y và thoát ra một chất khí N2 duy nhất. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch Y cần 0,85 mol KOH. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị rn gần nhất với:

A. 16,9.

B. 17,7.

C. 14,6.

D. 15,8.

Câu 36:

Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)3 trong không khí thì thu được:

A. Fe3O4, NO2 và O2.

B. Fe, NO2 và O2.

C. Fe2O3, NO2 và O2.

D. Fe(NO2)2 và O2

Câu 37:

Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là:

A. 2,688 lít.

B. 5,600 lít.

C. 4,480 lít.

D. 2,240 lít.

Câu 38:

Cho a gam Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của a là:

A. 19,2 gam.

B. 28,8 gam.

C. 1,92 gam.

D. 2,88 gam.

Câu 39:

Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo hợp chất sắt (III)?

A. H2SO4 loãng.

B. HCl.

C. HNO3 đặc, nóng.

D. CuCl2.

Câu 40:

Cho hai phương trình ion thu gọn sau:

Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu

Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào dưới đây đúng?

A. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.

B. Tính khử: Fe2+> Cu > Fe.

C. Tính oxi hóa: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+.

D. Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.