500 Bài tập Crom, Sắt, Đồng ôn thi Đại học có lời giải (P9)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N2, N2O, NO và NO2 trong đó hai khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận toàn bộ X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,725.
B. 0,923.
C. 0,945.
D. 0,893.
Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 31,57.
B. 32,11.
C. 32,65.
D. 10,80.
Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 tạo cùng loại muối clorua là
A. Cu.
B. Zn.
C. Fe.
D. Ag.
Để bảo vệ vỏ tàu làm bằng thép phần ngâm trong nước biển, người ta gắn thêm kim loại M vào vỏ tàu. Kim loại M có thể là
A. Fe.
B. Pb.
C. Cu.
D. Zn.
Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học khi cho các chất sau tác dụng với nhau là
A. Cu và dung dịch FeCl3.
B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. Cu và dung dịch FeCl2.
D. Fe và dung dịch FeCl2.
Cặp kim loại vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là
A. Zn, Cu.
B. Zn, Mg.
C. Mg, Au.
D. Mg, Cu.
Kim loại X dẫn điện tốt nhất ở nhiệt độ thường. Kim loại Y có nhiệt độ nóng chảy cao, dùng làm dây tóc bóng đèn. Kim loại X, Y lần lượt là:
A. Ag, W.
B. Cu, W.
C. Ag, Cr.
D. Au, W.
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe, Zn-Fe, Sn-Fe, Fe-C. Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì số hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là
A. 3.
B. 2
C. 4.
D. 1
Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là
A. Ag2O, NO2, O2
B. Ag, NO2, O2
C. Ag2O, NO, O2
D. Ag, NO, O2
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là
A. SO2, O2 và Cl2
B. Cl2, O2 và H2S
C. H2, O2 và Cl2
D. H2, NO2 và CI2
Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 8
B. 10
C. 11
D. 9
Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,12 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (2,5m + 8,49) gam muối khan. Kim loại M là
A. Ca
B. Mg
C. Zn
D. Cu
Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 18,75 gam
B. 16,75 gam
C. 19,55 gam
D. 13,95 gam
Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là
A. Fe và dung dịch FeCl3.
B. Fe và dung dịch HCl.
C. Cu và dung dịch FeCl3.
D. Cu và dung dịch FeCl2.
Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 16,8.
C. 16,0.
D. 11,2.
Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. Hai muối X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl3.
B. AgNO3 và Fe(NO3)2.
C. AgNO3 và FeCl2.
D. Na2CO3 và BaCl2.
Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 60,87%.
B. 79,13%.
C. 70,00%.
D. 28,00%.
Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ.
B. vàng nhạt.
C. trắng.
D. xanh lam.
Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe.
B. Zn.
C. Cu.
D. Mg
Khử hoàn toàn 32 gam CuO thành kim loại cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.
B. 13,44.
C. 6,72.
D. 4,48.
Hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đôi thu được 78,16 gam rắn khan. Nồng độ C% của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với
A. 11,60%.
B. 11,65%.
C. 11,70%.
D. 11,55%.
Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0.
B. 2,2.
C. 6,4.
D. 8,5.
Nhiệt phân hỗn hợp gồm NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu được sau phản ứng là
A. CuO, Ag2O, FeO.
B. CuO, Ag, Fe2O3.
C. Cu, Ag, FeO.
D. CuO, Ag, FeO.
Hòa tan hết 10,24 gam Cu bằng 200 ml dung dịch HNO3 3M được dung dịch X. Thêm 400 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được 26,44 gam chất rắn. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là
A. 0,56 mol.
B. 0,4 mol.
C. 0,58 mol.
D. 0,48 mol.
Phản ứng: Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.
B. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+
C. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+ .
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+
Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) , kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong 2m gam X là
A. 1,12 gam.
B. 16,8 gam.
C. 11,2 gam.
D. 4,48 gam.
Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt (III)?
A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.
B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4.
C. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
D. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3.
B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl2.
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Hỗn hợp X1 gồm Fe, FeCO3 và kim loại M (có hóa trị không đổi). Cho 14,1 gam X1 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HNO3xM, thu được dung dịch X2 và 4,48 lít hỗn hợp Y1 (có tỉ khối so với hiđro là 16,75) gồm hai chất khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Để trung hoà HNO3 dư có trong dung dịch X2 cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M và thu được dung dịch X3. Chia X3 làm hai phần bằng nhau
- Phần 1 đem cô cạn thì thu được 38,3 gam hỗn hợp muối khan.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 8,025 gam kết tủa của 1 chất.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí đều đo ở đktc, quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học. Giá trị của x gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 2,26.
B. 2,42.
C. 2,31.
D. 1,98.
Hòa tan hết 37,28 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu trong 500 ml dung dịch chứa HCl 2,4M và HNO3 0,2M, thu được dung dịch Y và khí NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam chất rắn Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y có khí NO thoát ra và thu được m gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của NO3- là NO duy nhất, Cl- không bị oxi hóa trong các quá trình phản ứng, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 198,12.
B. 190,02.
C. 172,2.
D. 204,6.
Hợp kim Cu-Zn có tính dẻo, bền, đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,00 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là
A. 67,00 %.
B. 67,50 %.
C. 33,00 %.
D. 32,50 %.
Kim loại Fe tác dụng với hóa chất nào sau đây giải phóng khí H2?
A. Dung dịch HNO3 đặc nóng dư.
B. Dung dịch HNO3 loãng dư.
C. Dung dịch H2SO4 loãng dư.
D. Dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.
Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Mg.
B. Ca.
C. Fe.
D. Zn.
Công thức của sắt (II) hiđroxit là
A. FeO.
B. Fe(OH)3.
C. Fe(OH)2.
D. Fe3O4.
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,06 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 11,664 gam chất rắn và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,04 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 5,616 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 2,784.
B. 3,168.
C. 2,880.
D. 2,592.
Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50.
B. 54.
C. 62.
D. 46.
Trộn 8,1 gam Al với 35,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3 và Fe(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HC1 và 0,15 mol HNO3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không có NH4 + ) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Z đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2, trong Y là
A. 51,14%.
B. 62,35%.
C. 76,70%.
D. 41,57%.