Bài kiểm tra số 1
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Axit –amino enantoic có:
A. 5 nguyên tử cacbon
B. 6 nguyên tử cacbon
C. 7 nguyên tử cacbon
D. cả A, B, C đều đúng
Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino ?
A. Valin
B. Axit glutamic
C. Lysin
D. Alanin
So sánh các tính chất của axit axetic và axit aminoaxetic (glysin)
1. Cả 2 axit đều tan tốt trong nước
2. Nhiệt độ nóng chảy của axit asxetic cao hơn glysin do có liên kết hidro rất bền giữa 2 phân tử axit axetic
3. tính axit của nhóm –COOH trong glysin mạnh hơn trong axit axetic do –NH2 là nhóm hút electron
4. cả 2 axit đều có thể tham gia phản úng trùng hợp hoặc trùng ngưng
5. cả 2 axit đều có thể tham gia phản ứng este hoá , ví dụ với rượu etylic
Hãy chọn các phát biểu sai
A. 1, 2
B. 2, 4
C. 1, 2, 4
D. 2, 3, 4
Có các dd riêng biệt sau: C6H5NH3Cl, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COONa, C2H5-NH2, ClH3N-CH2-COOH, CH3COONa. Số lượng các dd có pH >7 là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?
A. Dung dịch lysin
B. Dung dịch alanin
C. Dung dịch glyxin
D. Dung dịch valin
Cho các dung dịch: CH3COONa, (H2N)2CH-CH2-COOH, CH3NH2, C6H5OH, C6H5ONa, CH3COOH, C6H5NH2.
Trong số các dung dịch trên, có bao nhiêu dung dịch làm đổi màu quỳ tím ?
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Công thức phân tử của amino axit nào sau đây không đúng:
A. C4H7O4N
B. C5H9O2N
C. C4H8O2N
D. C5H12O2N2
X là hợp chất hữu cơ có CTPT C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một hỗn hợp chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y, cho hơi Y đi qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. CTCT của X là:
A. H2NCH2COOCH(CH3)2
B. CH3(CH2)4NO2
C. H2NCH2COOCH2CH2CH3
D. H2NCH2CH2COOCH2CH3
Để phân biệt 7 chất sau đây chứa trong các bình riêng biệt không nhãn: Nước, axit axetic, metylamin, glyxin, lysin, axit glutamic và benzen thì có thể dùng chất nào?
A. Qùy tím
B. Na
C. Dung dịch HCl
C. Dung dịch HCl
Cho các chất sau: CH3NH2, CH3COONH4, CH3COOH, ClNH3CH2COOH, HCOOCH3, NaHCO3, C6H5ONa, KHSO4, C2H5OH (đun nóng). Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 7
B. 6
C. 8
D. 5
Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để phân biệt dung dịch của ba hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. NaOH
B. HCl
C. CH3OH/HCl
D. Quỳ tím
Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C2H5NH2, dung dịch C6H5NH3Cl, dung dịch NaOH, CH3COOH, dung dịch HCl loãng. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có phản ứng xảy ra là:
A. 10
B. 11
C. 9
D. 8
Cho aminoaxit X: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với X ?
A. Bột ngọt (mì chính)
B. Axit 2-aminopentanđioic
C. Axit α-aminoglutaric
D. Axit glutamic
Trong các tên dưới đây, tên nào không phù hợp với chất: NH2-CH2-COOH ?
A. Axit α-aminoaxetic
B. Axit 2-aminoetanoic
C. Glyxin
D. Axit 2-aminoaxetic
Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ancol isoamylic có công thức cấu tạo là CH3CH2CH(CH3)CH2OH
B. HOOC-[CH2]2–CH(NH2)–COOH có tên gọi là axit α-aminoglutamic
C. CH3CH2CHClCH2CH3 có tên gọi là sec-pentyl clorua
D. CH2=CH-CH2OH có tên gọi là ancol anlylic
Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây không xảy ra?
A. phenylamoni clorua + metylamin →
B. phenol + natri cacbonat →
C. axit malonic + natri etylat →
D. etylamoni clorua + amoniac →
Cho các cặp chất CH3NH2 + C6H5NH3Cl (1); C6H5NH3Cl + NH3 (2); CH3NH3Cl + NaOH (3); NH4Cl + C6H5NH2 (4). Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thích hợp là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-cresol, phenol. Số chất tác dụng được với KOH là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Cho các chất: etyl axetat, anilin, đimetyl ete, axit acrylic, phenylamoniclorua, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:
A. Amoniac có tính bazơ yếu hơn metylamin, nhưng tính bazơ của amoniac lại mạnh hơn phenylamin
B. Glyxin cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được glyxin
C. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao
D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH
Để trung hòa 200ml dung dịch aminoaxit X 0,5M cần 200 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,7 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là (biết X có mạch C không phân nhánh):
A. H2NC2H3(COOH)2
B. CH3C(NH2)(COOH)2
C. H2NCH(COOH)2
D. (H2N)2CHCH(COOH)2
Cho 1,82 gam hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X có công thức phân tử C3H9O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng thu được khí Y và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được1,64 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3CH2COONH4
B. CH3COONH3CH3
C. HCOONH2(CH3)2
D. HCOONH3CH2CH3
Cho 25,65 gam muối gồm H2NCH2COONa và H2NCH2CH2COONa tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì khối lượng muối do H2NCH2COONa tạo thành là:
A. 29,25 gam
B. 18,6 gam
C. 37,9 gam
D. 12,4 gam
Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là:
A. phenylalanin
B. alanin
C. valin
D. glyxin
Khi cho 11,95 gam hỗn hợp alanin và glyxin tác dụng với 80 ml dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 10,42
B. 13,12
C. 14,87
D. 7,37
Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là
A. (H2N)2C2H3COOH
B. H2NC2H3(COOH)2
C. (H2N)2C2H2(COOH)2
D. H2NC3H5(COOH)2
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2
B. 171,0
C. 165,6
D. 123,8
Cho hỗn hợp hai aminoaxit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì
A. aminoaxit và HCl cùng hết
B. dư aminoaxit
C. dư HCl
D. không xác định được
Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)
A. 72,80 và 27,20
B. 40,00 và 60,00
C. 44,44 và 55,56
D. 61,54 và 38,46
Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H9O4N
B. C4H10O2N2
C. C5H11O2N
D. C4H8O4N2
X là một α-amino axit có chứa vòng thơm và một nhóm –NH2 trong phân tử. Biết 50 ml dung dịch X phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M, dung dịch thu được phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH 1,6M. Mặt khác nếu trung hòa 250 ml dung dịch X bằng lượng vừa đủ KOH rồi đem cô cạn thu được 40,6 gam muối. Số CTCT tối đa thoả mãn X là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là:
A. (H2N)2C3H5COOH
B. H2NC2H3(COOH)2
C. H2NC3H5(COOH)2
D. H2NC3H6COOH
Cho 1 mol amino axit X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 169,5 gam muối. Còn nếu cho 1 mol amino axit X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là:
A. C4H7O4N
B. C4H6N2O2
C. C5H11O2N
D. C5H12O2N2
Cho m gam hỗn hợp hai α - amino axit no, đều chứa một nhóm chức cacboxyl và một chức amino tác dụng với 110ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với cá chất trong dung dịch X cần phải dùng 140ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy m gam hỗn hợp 2 amino axit trên và cho tất cả sản phẩm cháy vào bình NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 32,8g. Tên gọi của amino axit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là:
A. alanin
B. glyxin
C. valin
D. lysin
Một hỗn hợp gồm 1 amin và amino axit CnH2n+1NO2.Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol hỗn hợp được 0,03 mol CO2.Biết hỗn hợp phản ứng hết với 0,015 mol HCl được 1,3725g muối.Xác định CTPT của amino axit
A. C5H11O2N
B. CH3O2N
C. C4H9O2N
D. C3H7O2N
Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 7 và 1,0
B. 8 và 1,0
C. 7 và 1,5
D. 8 và 1,5
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các
khí đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối
H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là (cho H = 1, C = 12, O = 16)
A. H2N-CH2-COO-C3H7
B. H2N-CH2-COO-CH3
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. H2N-CH2-COO-C2H5
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X (C, H, O, N) cần 3 mol không khí (gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% về thể tích) thu được 0,5 mol CO2, 0,6 mol H2O và 2,45 mol N2. X có công thức phân giống với công thức phân tử của:
A. Glixin
B. Axit glutamic
C. Valin
D. Alanin
Đốt cháy hoàn toàn 8,9g chất X( có chứa 1 nguyên tử nitơ trong phân tử) thu được sản phẩm gồm CO2; H2O và N2. Cho 8,9 gam X tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,4 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH3CH=CH2
B. CH3CH2COONH4
C. CH2=CHCOONH4
D. CH3COONH3CH3