Bài kiểm tra số 3

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Metylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây ? 

A. CH3COOH

B. FeCl3. 

C. HCl

D. NaOH

Câu 2:

Để làm mất mùi tanh của cá đồng (gây ra do một số amin) khi kho cá ta có thể sử dụng loại củ, quả nào sau đây ?

A. Cà rốt. 

B. Củ cải

C. Dưa chuột

D. Khế chua

Câu 3:

Công thức chung của amin no đơn chức, mạch hở, bậc 1 là 

A. CxHyN. 

B. CnH2n+1N

C. CnH2n+3N

D. CnH2n+1NH2.

Câu 4:

Tổng số liên kết σ trong một phân tử amin no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2n+3N là

A. 3n + 3. 

B. 4n

C. 3n + 1. 

D. 3n

Câu 5:

Amin CH3-NH-C2H5 có tên gọi gốc - chức là 

A. propan-2-amin

B. etyl metyl amin

C. metyletylamin 

D. etylmetylamin 

Câu 6:

Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là 

A. phenolphtalein

B. natri hiđroxit

C. natri clorua

D. quỳ tím

Câu 7:

Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 16,09%. Số đồng phân amin bậc hai thỏa mãn dữ kiện trên là 

A. 1

B. 2. 

C. 3

D. 6.

Câu 8:

Có n chất hữu cơ mạch hở tương ứng công thức phân tử C4H11N. Giá trị của n là: 

A. 6. 

B. 7. 

C. 8

D. 9. 

Câu 9:

Tiến hành các thí nghiệm để xác định công thức cấu tạo của amin T (đơn chức, phân tử có chứa vòng benzen).

Thí nghiệm 1: Phân tích hàm lượng nguyên tố cho thấy mC : mN = 6 : 1

Thí nghiệm 2: Cho m gam T vào nước brom dư, không thu được dẫn xuất thế brom.

Công thức cấu tạo của T là 

A. C6H5CH2NH2

B. m-CH3C6H4NH2

C. C6H5NHCH3

D. o-CH3C6H4NH2

Câu 10:

Chất không phản ứng với dung dịch axit clohiđric là 

A. Metylamoni sunfat

B. Anilin

C. Natri axetat

D. Metylamin

Câu 11:

Cho dãy các chất: axit oxalic, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, anđehit axetic. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 4. 

B. 3

C. 5. 

D. 6

Câu 12:

Dung dịch chất nào sau đây có khả năng làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

A. Phenylamin

B. Benzylamin. 

C. Phenylamoni clorua

D. Điphenylamin

Câu 13:

Amin là loại hợp chất hữu cơ quan trọng, đóng nhiều chức năng khác nhau trong các cơ thể sinh vật, như kiểm soát các hoạt động sinh học, truyền dẫn thần kinh, hay chống lại các tác nhân xâm nhập có hại. Vì có hoạt tính sinh học cao mà các amin cũng được sử dụng nhiều như các loại thuốc và biệt dược. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?  

A. Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh

B. Isopropylamin là amin bậc hai. 

C. Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom

D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước

Câu 14:

Chỉ ra phát biểu sai khi nói về anilin

A. Tan vô hạn trong nước

B. Có tính bazơ yếu hơn NH3

C. Tác dụng dung dịch brom tạo kết tủa trắng

D. ở thể lỏng trong điều kiện thường

Câu 15:

Nhận xét nào sau về amin không đúng? 

A. Metylamin và etylamin điều kiện thường là chất khí, có mùi khai giống amoniac

B. Tính bazơ của benzylamin lớn hơn của anilin

C. Anilin phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa

D. Anilin không tan trong H2O nhưng tan tốt trong dung dịch KOH.

Câu 16:

Khẳng định nào dưới đây là đúng? 

A. Amin nào cũng làm xanh giấy quỳ ẩm

B. Amin nào cũng có tính bazơ

C. Anilin có tính bazơ mạnh hơn NH3

D. C6H5NH3Cl tác dụng nước brom tạo kết tủa trắng. 

Câu 17:

Cho các phát biểu sau về anilin:

(a) Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước.

(b) Anilin là amin bậc I, có tính bazơ và làm quỳ tím đổi sang màu xanh.

(c) Anilin chuyển sang màu nâu đen khi để lâu trong không khí vì bị oxi hóa bởi oxi không khí.

(d) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm,...

Số phát biểu đúng là 

A. 1. 

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 18:

Cho các chất: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol anlylic, ancol isoamylic, đietylamin, anilin, etylphenylamin, isobutylamin. Tổng số các chất thuộc loại ancol bậc II; amin bậc II lần lượt là

A. 1; 3 

B. 2; 2 

C. 2; 1

D. 1; 2

Câu 19:

Điều khẳng định nào sau sau đây đúng ? 

A. Metan dễ phản  ứng với brom khi có chiếu sáng hơn toluen 

B. Toluen dễ phản ứng với HNO3 ( H2SO4 đặc ) hơn benzen 

C. Benzen dễ phản  ứng với dung dịch nước brom hơn anilin 

D. Etilen dễ phản  ứng với dung dịch nước brom hơn vinyl clorua 

Câu 20:

Cho sơ đồ chuyển hoá:

C2H5Br +NH3, t° X +dd NaOH Y  +CH3COOH C4H11NO2

X, Y lần lượt là

A. C2H5NH2, C2H5NH3Br

B. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa

C. CH32NH2Br, CH32NH

D. C2H5NH3Br, C2H5NH2

Câu 21:

Đun nóng hỗn hợp gồm chất vô cơ X (CH4ON2) và chất hữu cơ Y (C2H10O3N2) với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được hỗn hợp khí Z gồm hai khí và dung dịch T gồm hai chất tan. Nhận định nào sau đây là đúng? 

A. Chất Y không tác dụng được với dung dịch axit HCl

B. Chất X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 cho kết tủa màu nâu đỏ

C. Hai chất tan trong dung dịch T là Na2CO3 và NaOH dư

D. Hai khí trong Z là amoniac và metylamin có số mol bằng nhau

Câu 22:

Cho 9,85 gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 18,975 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 300

B. 450. 

C. 400.

D. 250

Câu 23:

Cho 13,65 gam hỗn hợp hai amin no đơn chức mạch hở tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 22,630 gam

B. 22,275 gam

C. 22,775 gam.

D. 22,525 gam.

Câu 24:

Cho 15 gam hỗn hợp anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng muối thu được là 

A. 24,125 gam

B. 20,180 gam

C. 23,875 gamB. 20,180 gam

D. 22,925 gam

Câu 25:

Cho 2,5 gam hỗn hợp X gồm anilin, metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là: 

A. 2,550. 

B. 3,475

C. 4,725. 

D. 4,325. 

Câu 26:

Cho dung dịch anilin tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được 4,4 gam kết tủa tribromanilin và dung dịch X. Để trung hòa X cần vừa đủ V mL dung dịch NaOH 0,4M. Giá trị của V là 

A. 100

B. 40

C. 80

D. 20

Câu 27:

Cho dung dịch anilin tác dụng vừa đủ với V mL nước brom 2% (D = 1,2 g/mL), thu được 1,32 gam kết tủa trắng tribromanilin. Giá trị của V là

A. 96

B. 80

C. 48

D. 40. 

Câu 28:

Trung hòa hoàn toàn 4,44 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 8,82 gam muối. Amin có công thức là (N=14, C=12, H=1) 

A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2

B. CH3CH2CH2NH2 

C. H2NCH2CH2NH2 

D. H2NCH2CH2CH2NH2 

Câu 29:

X là một amin bậc 3, điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là 

A. 10,73gam

B. 14,38gam

C. 12,82gam.

D. 11,46gam

Câu 30:

Trung hoà 9,0 gam một amin đơn chức Y cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của Y là

A. C4H11N 

B. CH5N 

C. C3H9N 

D. C2H7N 

Câu 31:

Khi cho 7,67 gam môt amin đơn chức X phản ứng vừa hết với dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được 12,415 gam muối khan. Số đồng phân cấu tạo của amin X là 

A.

B.

C.

D.

Câu 32:

Hỗn hợp X gồm metylamin, propylamin, trimetylamin thu được 3,36 lít khí N2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với hỗn hợp X là

A. 200 ml 

B. 250 ml 

C. 150 ml 

D. 300 ml 

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được nH2O : nCO2 = 2 : 1 . Hai amin có công thức phân tử là: 

A. C2H5NH2, C3H7NH2 

B. CH3NH2, C2H5NH2 

C. C3H7NH2 , C4H9NH2 

D. C4H9NH2, C5H11NH2 

Câu 34:

Đốt cháy hết m gam hỗn hợp amin X gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở thu được a gam nước và V lít CO2 (đktc). Mối quan hệ giữa m, a, V là: 

A. m = 17a/27 + 5V/42 

B. m = 7a/27 + 5V/42 

C. m = 17a/27 + V/42 

D. m = 17a/27 + 5V/32 

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin đơn chức (là đồng đẳng) và hai anken cần đủ 0,2775 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là

A. 2,69 

B. 3,25 

C. 2,55 

D. 2,97 

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít khí N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 4. 

B. 5. 

C. 3. 

D. 2. 

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau và một anken. Đốt cháy m gam hỗn hợp trên thu được 0,55 mol CO2 , 0,925 mol H2O và V lít khí N2 (đktc). Tính giá trị của V

A. 2,8 

B. 4,48 

C. 3,36 

D. 5,60 

Câu 38:

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, N) cần dùng 15,12 lít O2 (đ ktc) . Sản phẩm cháy cho lội chậm qua bình đựng nước vôi trong dư, thấy có 40 gam kết tủa xuất hiện và có 1120 ml khí (đ ktc) bay ra. Số đồng phân cấu tạo amin bậc 1 của X là 

A. 3

B.

C.

D.

Câu 39:

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch rồi nung nóng chất rắn đến khối lượng không đổi thì được m gam. Giá trị của m là 

A. 22,75. 

B. 19,9. 

C. 20,35

D. 21,20

Câu 40:

Hợp chất hữu cơ X có công thức C2H8N2O4. Khi cho 12,4 gam X tác dụng với 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được 4,48 lít (đktc) khí X làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

A. 17,2 

B. 13,4 

C. 16,2 

D. 17,4