Bài kiểm tra số 3

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có các dung dịch riêng biệt sau:

C6H5-NH3Cl; ClH3N-CH2-COOH; H2N-CH2-COONa, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Số lượng các dung dịch có pH > 7 là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH

B. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ

D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường

Câu 3:

Amino axit nào dưới đây có phân tử khối nhỏ nhất ?

A. Valin

B. Lysin

C. Axit glutamic

D. Phenylalanin

Câu 4:

Amino axit nào dưới đây có phân tử khối chẵn ?

A. Glyxin

B. Alanin

C. Axit glutamic

D. Lysin

Câu 5:

Hợp chất nào sau đây không phải là hợp chất lưỡng tính?

A. amoni axetat 

B. axit  α-glutamic 

C. alanin 

D. anilin 

Câu 6:

Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là

A. dung dịch brom, Cu(OH)2 

B. dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3

C. quỳ tím, Cu(OH)2 

D. quỳ tím, dung dich brom 

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về aminoaxit ? 

A. Dung dịch aminoaxit luôn đổi màu quỳ tím

B. Là hợp chất hữu cơ đa chức 

C. Hầu hết ở thể rắn, ít tan trong nước 

D. Aminoaxit tồn tại trong thiên nhiên thường là α-aminoaxit 

Câu 8:

Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh? 

A. Alanin

B. Anilin

C. Metylamin

D. Glyxin

Câu 9:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: 

A. C4H10, C3H7NH2, C3H7F, C3H7OH, CH3CH2COOH 

B. C4H10, C3H7Cl, C3H7NH2, C3H7OH, CH3CH2COOH

C. Benzen, toluen, phenol, CH3COOH 

D. (CH3)3N, CH3CH2OH, CH3CH2CH2NH2, HCOOH 

Câu 10:

Glucozơ, mantozơ, glyxin cùng phản ứng được với dãy chất nào sau đây ?

A. HCl, NaOH, Cu(OH)2/OH-

B. HCl, NaOH, Na2CO3

C. HCl, Cu(OH)2/OH-, CH3OH/HCl

D. HCl, Cu(OH)2/OH-, AlCl3

Câu 11:

Phân tử amoni 2-aminopropanoat (CH3–CH(NH2)–COONH4) phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây ? 

A. Dung dịch AgNO3, NH3, NaOH

B. Dung dịch HCl, Fe, NaOH

C. Dung dịch HCl, Na2CO3

D. Dung dịch HCl, NaOH

Câu 12:

Có 3 chất H2NCH2COOH, HCOOH, CH3(CH2)2NH2 có cùng nồng độ mol, dãy sắp xếp các dung dịch trên theo thứ tự tăng dần pH ?

A. CH3(CH2)2NH2 < H2NCH2COOH < HCOOH 

B. HCOOH < CH3(CH2)2NH2 < H2NCH2COOH

C. H2NCH2COOH < HCOOH < CH3(CH2)2NH2 

D. HCOOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)2NH2

Câu 13:

Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt ba dung dịch: CH3NH2 , H2NCH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH là :

A. phenolphtalein 

B. quỳ tím 

C. NaOH 

D. NaCl 

Câu 14:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N. Cho 17,8 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đun nóng thu được 18,8 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 

A. H2NCOOCH2CH3 

B. CH2=CHCOONH4 

C. H2NC2H4COOH

D. H2NCH2COOCH3

Câu 15:

Chất X có công thức phân thử C8H15O4N. X tác dụng với NaOH tạo Y, C2H6O và CH4O. Y là muối natri của α-amino axit Z mạch hở không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn yêu cầu của đề là:

A. 1

B.

C. 3

D.

Câu 16:

Tên thay thế của axit α-aminopropionic là: 

A. Axit 3-aminopropanoic

B. Axit 2-aminopropionic

C. Axit 3-aminopropionic

D. Axit 2-aminopropanoic

Câu 17:

Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên gọi của X là

A. lysin

B. alanin

C. glyxin

D. valin

Câu 18:

Ứng dụng nào của amino axit dưới đây được phát biểu không đúng ?

A. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống

B. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)

C. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan

D. Trong tổng hợp hữu cơ sử dụng loại ω-amino axit (nhóm amin ở cuối mạch, mạch cacbon không phân nhánh)

Câu 19:

Hỗn hợp X gồm hai α–aminoaxit mạch hở no có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 đồng đẳng kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi là 37,427%. Cho m gam X tác dụng với 800ml dung dịch KOH 1M (dư) sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 90,7 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 67,8

B. 68,4

C. 58,14

D. 58,85

Câu 20:

Amino axit X có 1 nhóm -NH2. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, khi cho 0,03 mol X tác dụng với 40 gam dung dịch NaOH 7,05%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 6,15 gam chất rắn. Công thức của X là 

A. H2NC2H3(COOH)2

B. H2NC3H5(COOH)2

C. H2NC4H7(COOH)2

D. H2NC5H9(COOH)2

Câu 21:

1 mol α-amino axit X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287 % . Công thức cấu tạo của X là:

A. H2N– CH2 – COOH 

B. CH3– CH(NH2 ) – COOH 

C. H2N– CH2 – CH2 – COOH 

D. H2N– CH2 – CH(NH2) – COOH 

Câu 22:

X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH . Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là : 

A. Axit aminoaxetic 

B. Axit α- aminobutiric 

C. Axit α – amin

D. Axit α – aminoglutaric 

Câu 23:

Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là: 

A. Alanin

B. Axit glutamic

C. Valin 

D. Glyxin

Câu 24:

Cho m gam hh X gồm axit glutamic và alanin t/d với dd HCl dư. Sau pứ làm bay hơi cẩn thận dd thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hh X t/d với dd KOH vừa đủ, sau pứ làm bay hơi cẩn thận dd thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 36,6 gam 

B. 38,92 gam 

C. 38,61 gam 

D. 35,4 gam 

Câu 25:

Cho 0,01 mol một amino axit X tác dụng vừa hết với 80ml dung dịch HCl 0,125M được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa hết với 300ml dung dịch NaOH 0,1M được dung dịch Z. Cô cạn Z được 2,835 gam chất rắn khan. X là: 

A. lysin 

B. tyrosin 

C. axit glutamic

D. valin 

Câu 26:

Amino axit X chứa a nhóm –COOH và b nhóm –NH2. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 169,5 gam muối. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là:

A. C4H7NO4 

B. C5H7NO2 

C. C3H7NO2 

D. C4H6N2O2 

Câu 27:

Một amino axit X chỉ chứa một chức -NH2 và một chức -COOH. Cho m gam X tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M và thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 39,75 gam muối khan. Amino axit X là:

A. NH2CH2COOH 

B. NH2C3H6COOH 

C. NH2C4H8COOH 

D. NH2C2H4COOH 

Câu 28:

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm (NH2CH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH) tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1 M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là 

A. 100 ml 

B. 200 ml 

C. 150 ml

D. 250 ml 

Câu 29:

Cho m gam hỗn hợp X gồm glixin và alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m+11) gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thì cần 35,28 lít O2 (đktc). Giá trị của m là 

A. 38,9 gam

B. 40,3 gam

C. 43,1 gam

D. 41,7 gam

Câu 30:

Cho m gam valin vào 200 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 250 ml NaOH 2M. Mặc khác, nếu đốt cháy m gam valin thì cần V lít khí O2 (đktc). Giá trị V là:

A. 15,12

B. 30,24

C. 45,36

D. 75,6

Câu 31:

Este X tạo thành từ amino axit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam X thu được 17,6 gam khí CO2, 8,1 gam H2O và 1,12 lit N2 (đktc). Amino axit tạo thành X là

A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH 

B. H2N-CH2-COOC2H5 

C. H2N-CH2-COOH 

D. H2N-CH(CH3)-COOC2H5 

Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn a mol một amino axit X bằng lượng oxi vừa đủ rồi làm lạnh để ngưng tụ hơi nước thu được 2,5a mol hỗn hợp khí. Công thức phân tử của X là:

A. C2H5NO2 

B. C3H7NO2 

C. C5H9NO2 

D. C4H7NO2 

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam amino axit X (có một nhóm NH2) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít (ở đktc) một khí trơ. Công thức phân tử của X là:

A. C3H5O2N2

B. C3H5O2N

C. C3H7O2N

D. C6H10O2N2

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một aminoaxit Y có một nhóm amino và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z thu được 26,88 lít CO2 (đktc), 23,4 gam H2O và N2. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

A. 10,95

B. 4,38

C. 6,57

D. 6,39

Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít N2 (ở đktc) và 63 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với He là 19,25. Biết X dễ phản ứng với dung dịch HCl và NaOH. Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là

A. CH2(NH2)COOH

B. HCOONH3CH3

C. CH3CH2COONH4

D. CH3COONH4

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn 7,7 gam chất hữu cơ Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) bằng oxi, thu được 6,3 gam H2O, 4,48 lít CO2, 1,12 lít N2 (các khí đo ở đktc). Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, được khí Z1. Khí Z1 làm xanh giấy quì tím ẩm và khi đốt cháy Z1 thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. Công thức cấu tạo của Z là công thức nào sau đây:

A. HCOOH3NCH3 

B. CH3COONH4 

C. CH3CH2COONH4 

D. CH3COOH3NCH

Câu 37:

X gồm 2 α-aminoaxit no, hở (chứa 1 nhóm NH2, một nhóm -COOH) là Y và Z (Biết MZ = 1,56MY). Cho a gam X tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20% thu được dung dịch A. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 45,2  gam. Phân tử khối của Z là: 

A. 123 

B. 147 

C. 117 

D. 139 

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm các amino axit no, mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2) có tỉ lệ mol nO : nN = 2 : 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl 1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 

A. 35,00 

B. 33,00 

C. 20,00

D. 25,00 

Câu 39:

Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Giá trị của x là 0,075 

B. X có phản ứng tráng bạc 

C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%

D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%

Câu 40:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 9,9 gam

B. 4,95 gam

C. 10,782 gam

D. 21,564 gam