Bài luyện tập số 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Công thức chung của amin no, đon chức, mạch hở là

Câu 2:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. (CH3)3N

B. CH3NHCH3

C. CH3NH2

D. CH3CH2NHCH3

Câu 3:

Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 4:

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C3H9N?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5:

Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 6:

Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 7:

Cho A là một đông đẳng của anilin và có công thức phân tử là C7H9N. Số đồng phân của A là:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 5

Câu 8:

Số amin có N đính trực tiếp vào vòng benzen bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là

A. 2

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 9:

Cho amin có CTCT thu gọn như sau: CH3CH2CH2CH2 - N(CH3)- CH2CH3. Tên gọi gốc chức của amin này là

A. etylmetylaminobutan

B. etylmetylbutylamin

C. metyletylaminobutan

D. metyletylbutylamin

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tên thông dụng của benzenamin (phenyl amin) là anilin

B. Có 4 đồng phân cấu tạo amin có cùng công thức phân tử C3H9N

C. Dãy đồng đẳng amin no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2n+3N

D. propan - 2 - amin (isoproyl amin) là một amin bậc 2

Câu 11:

Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái qua phải là

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2

B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2

D. CH3NH2, C6H5NH2, NH3

Câu 12:

Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất?

A. NH3

B. CH3CONH2

C. CH3CH2CH2OH

D. CH3CH2NH2

Câu 13:

Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. anilin

B. metylamin

C. amoniac

D. đimetylamin

Câu 14:

Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. C6H5NH2

B. NH3

C. CH3CH2NH2

D. CH3NHCH2CH3

Câu 15:

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch NaCl

D. Nước Br2

Câu 16:

Có thể dùng chất nào sau đây để rửa sạch anilin ở đáy ống nghiệm?

A. NH3

B. Nước brom

C. Giấm ăn

D. NaOH

Câu 17:

Khi làm thí nghiệm với anilin xong, trước khi tráng lại bằng nước, nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch loãng nào sau đây?

A. dung dịch HCl

B. dung dịch NH3

C. dung dịch NaCl

D. nước vôi trong

Câu 18:

Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2

B. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3

C. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2

D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH

Câu 19:

Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 8

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 20:

Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 21:

Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p - crezol. Trong các chất trên, số chất tác dụng với dung dịch NaOH là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 22:

Phát biểu không đúng là:

A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol

B. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic

C. Dung dịch natri phenolat phản ứng vói khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat

D. Anilin phản ứng với dung dịch HC1, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin

Câu 23:

Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là

A. C3H7Cl

B. C3H8O

C. C3H8

D. C3H9N

Câu 24:

Cho hai công thức phân tử C4H10O và C4H11N, số đồng phân ancol bậc 2 và số đồng phân amin bậc tưong ứng là:

A. 4,1

B. 1,3

C. 1,2

D. 4,8

Câu 25:

Hoà tan chất X vào nước thu được dung dịch trong suốt, rồi thêm tiếp dung dịch chất Y thì thu được chất Z (làm vẩn đục dung dịch). Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. phenol, natri hiđroxit, natri phenolat

B. phenylamoni clorua, axit clohiđric, anilin

C. natri phenolat, axit clohiđric, phenol

D. anilin, axit clohiđric, phenylamoni clorua

Câu 26:

Có thể dùng chất nào để phân biệt hai chất lỏng là phenol và anilin?

A. dd Brom

B. Na

C. Hiđro

D. NH3

Câu 27:

Thuốc thử được dùng để phân biệt các chất lỏng: anilin, stiren, benzen là

A. dung dịch HCl

B. dung dịch brom

C. dung dịch NaOH

D. dung dịch H2SO4

Câu 28:

Thuốc thử thích hợp để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: toluen, anilin, benzen đựng trong 3 lọ mất nhãn là

A. Dung dịch KMnO4

B. Dung dịch NaOH và dung dịch KMnO4

C. Giấy quỳ tím và dung dịch KMnO4

D. Dung dịch HCl và dung dịch KMnO4

Câu 29:

Hợp chất hữu cơ X tác dụng đuợc vói dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là:

A. axit acrylic

B. anilin

C. metyl axetat

D. phenol

Câu 30:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 31:

Đốt cháy một amin đơn chức no ta thu được CO2 và H2O có tỷ lệ số mol nCO2:nH2O=2:3 thì đó không thể là:

A. Trimetyl amin

B. Metyletyl amin

C. Propyl amin

D. etylamin

Câu 32:

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi 

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Z là CH3NH2

B. T là C6H5NH2

C. Y là C6H5OH

D. X là NH3