Bài luyện tập số 1

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tơ lapsan thuộc loại

A. tơ axetat

B. tơ visco

C. tơ polieste

D. tơ poliamit

Câu 2:

Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là

A. Tơ Nilon-6,6 

B. Tơ capron

C. Tơ visco

D. Tơ tằm

Câu 3:

Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất được

A. Tơ enang

B. Nilon-6,6 

C. Tơ capron

D. Tơ axetat

Câu 4:

Để sản xuất tơ đồng amoniac từ xenlulozơ, đầu tiên người ta hoà tan xenlulozơ trong

A. axeton

B. dung dịch Svâyde

C. điclometan

D. etanol

Câu 5:

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là

A. Đốt thử

B. Thuỷ phân

C. Ngửi

D. Cắt

Câu 6:

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là

A. PE

B. Amilopectin

C. Glicogen

D. Cả B và C

Câu 7:

Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

A. PE

B. Amilopectin

C. PVC

D. Nhựa bakelit

Câu 8:

Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau ?

A. Đepolime hoá

B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng

C. Tác dụng vói NaOH (dung dịch)

D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột sắt

Câu 9:

Trong các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, Nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 10:

Dựa vào nguồn gốc, tơ sợi dùng trong công nghiệp dệt được chia thành

A. Sợi hóa học và sợi tổng hợp

B. Sợi hóa học và sợi tự nhiên

C. Sợi tự nhiên và sợi nhân tạo

D. Sợi tự nhiên và sợi tổng hợp

Câu 11:

Nhận xét nào sau đây không đúng về tơ carpon:

A. Một mắt xích có khối lượng 115g/mol

B. Được tạo ra từ phản ứng trùng hợp và trùng ngưng

C. Là tơ poliamit hay còn gọi là tơ Nilon-6

D. Kém bền với nhiệt, môi trường axit và kiềm

Câu 12:

Lưu hóa cao su được cao su có thuộc tính đàn hồi tốt hơn là vì:

A. Lưu huỳnh cắt mạch polime nhờ vậy làm giảm nhiệt độ hóa rắn

B. Chuyển polime từ cấu trúc mạch thẳng sang cấu trúc mạch không gian

C. Thêm lưu huỳnh để tăng thêm khối lượng phân tử của polime

D. Lưu huỳnh là chất rắn khó nóng chảy

Câu 13:

Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ Nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron

B. tơ visco và tơ Nilon-6

C. sợi bông, tơ visco và tơ Nilon-6

D. sợi bông và tơ visco

Câu 14:

Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 15:

Cho các polime sau: PE, PVC, cao su buna, PS, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, nhựa novolac, cao su lưu hóa, tơ, Nilon-7. Số chất có cấu tạo mạch không phân nhánh là

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 16:

Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 17:

Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít e-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 8

B. 7

C. 6

D. 9

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

1. Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ.

2. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương.

3. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

4. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.

5. Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n.

6. Xenlulozơ tan được trong Cu(NH3)4(OH)2.

Số nhận xét đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 19:

Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli vinylclorua, poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là:

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 20:

Cho các polime: thủy tinh hữu cơ; nilon-6; nilon 6-6; nilon-7; nhựa novolac; tơ olon; poli vinyl axetat. Số polime bị thủy phân trong môi trường H+/OH- là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5