Bài luyện tập số 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Sobitol

Câu 2:

Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ là

A. Glucozơ và fructozơ

B. Ancoletylic

C. Glucozơ

D. Fructozơ

Câu 3:

Nguyên tắc phân loại cacbohiđrat là dựa vào?

A. tên gọi

B. tính khử

C. tính oxi hóa

D. phản ứng thủy phân

Câu 4:

Về cấu tạo, cacbohiđrat là những hợp chất?

A. hiđrat của cacbon

B. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng

C. polihiđroxieteanđehit

D. polihidroxicacboxyl và dẫn xuất của chúng

Câu 5:

Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại?

A. monnosaccarit

B. đisaccarit

C. polisaccarit

D. cacbohiđrat

Câu 6:

Glucozơ và mantozơ đều không thuộc loại?

A. monnosaccarit

B. đisaccarit

C. polisaccarit

D. cacbohiđrat

Câu 7:

Tinh bột và xenlulozơ đều không thuộc loại?

A. monnosaccarit

B. gluxit

C. polisaccarit

D. cacbohiđrat

Câu 8:

Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng

A. mạnh hở

B. vòng 4 cạnh

C. vòng 5 cạnh

D. vòng 6 cạnh

Câu 9:

Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

A. glucozơ

B. fructozơ

C. mantozơ

D. saccarozơ

Câu 10:

Fructozơ không phản ứng được với

A. H2/Ni, nhiệt độ

B. Cu(OH)2

C. [Ag(NH3)2]OH

D. dung dịch brom

Câu 11:

Fructozơ và glucozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo ra cùng một sản phẩm?

A. H2/Ni, t0

B. Cu(OH)2 (t0 thường)

C. dung dịch brom

D. O2 (t0, xt)

Câu 12:

Guluxit (cacbohiđrat) chứa một gốc glucozơ và một gốc fructozơ trong phân tử là

A. saccarozơ

B. tinh bột

C. mantozơ

D. xenlulozơ

Câu 13:

Loại đường không có tính khử là:

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Mantozơ

D. Saccarozơ

Câu 14:

Guxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là:

A. Saccarozơ

B. Tinh bột

C. Mantozơ

D. Xenlulozơ

Câu 15:

Chất không tan được trong nước lạnh là:

A. Glucozơ

B. Tinh bột

C. Saccarozơ

D. Fructozơ

Câu 16:

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là:

A. Amilozơ

B. Amilopectin

C. Glixerol

D. Alanin

Câu 17:

Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?

A. (CS2 + NaOH)

B. H2/Ni

C. [Cu(NH3)4](OH)2

D. HNO3đ/H2SO4đ, t0

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tinh bột là glucozơ

B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, tan tốt trong nước lạnh

C. Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot

D. Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

Câu 19:

Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình  sản xuất tơ nhân tạo?

A. [Cu(NH3)4](OH)2

B. [Zn(NH3)4](OH)2

C. [Cu(NH3)4]OH

D. [Ag(NH3)4]OH

Câu 20:

Công thức của xenlulozơ axetat là:

A. [C6H7O2(OOCCH3)3]n

B. [C6H7O2(OOCCH3)3-x(OH)x]n. (x≤3)

C. [C6H7O2(OOCCH3)2(OH)]n

D. [C6H7O2(OOCCH3)(OH)2]n