Bài luyện tập số 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng

B. Các nhóm A bao gồm  các nguyên tố s và nguyên tố p

C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim

D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron  tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được

Câu 2:

Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại

A. Vonfram

B. Crom

C. Sắt

D. Đồng

Câu 3:

Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?

A. Liti

B. Xesi

C. Natri

D. Kali

Câu 4:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loai?

A. Wonfram

B. Sắt

C. Đồng

D. Kẽm

Câu 5:

Kim loại duy nhất nào là chất lỏng ở điều kiện thường

A. Thủy ngân, Hg

B. Beri, Be

C. Xesi, Cs

D. Thiếc, Sn

Câu 6:

Kim loại nào sau đây nặng nhất (khối lượng riêng lớn nhất) trong tất cả các kim lọai?

A. Pb

B. Au

C. Ag

D. Os

Câu 7:

Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?

A. Natri

B. Liti

C. Kali

D. Rubiđi

Câu 8:

Cho các kim loại: Cr, W, Fe, Cu, Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải là

A. Cu < Cs < Fe < Cr < W

B. Cs < Cu < Fe < W < Cr

C. Cu < Cs < Fe < W < Cr

D. Cs < Cu < Fe < Cr < W

Câu 9:

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ

B. tính oxi hóa

C. tính axit

D. tính khử

Câu 10:

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+

B. Ag+

C. Cu2+

D. Zn2+

Câu 11:

Trong các tính chất vật lý sau của kim loại Au, Ag, tính chất không phải do các electron tự do gây ra là

A. ánh kim

B. tính dẻo 

C. tính cứng 

D. tính dẫn nhiêt, điện

Câu 12:

Kim loại nào sau đây ở thể lỏng ở điều kiện thường

A. Br2

B. Mg

C. Na

D. Hg

Câu 13:

Trong thực tế người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện?

A. Zn và Fe

B. Ag và Au

C. Al và Cu

D. Ag và Cu

Câu 14:

Kim loại Cu phản ứng  được với dung dịch

A. FeSO4

B. AgNO3

C. KNO3

D. HCl

Câu 15:

Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với

A. Ag

B. Fe

C. Cu

D. Zn

Câu 16:

Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch

A. HCl

B. AlCl3

C. AgNO3

D. CuSO4

Câu 17:

Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb?

A. Pb(NO3)2

B. Cu(NO3)2

C. Fe(NO3)2

D. Ni(NO3)2

Câu 18:

Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

A. Zn + HCl

B. Fe + HCl

C. Fe + FeCl3

D. Cu + FeCl2

Câu 19:

Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. Ag

B. Au

C. Cu

D. Al

Câu 20:

Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là

A. Na

B. Mg

C. Al

D. K