Bài luyện tập số 2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thanh sắt nguyên chất và sợi dây thép thường cho vào dung dịch giấm ăn. Thanh sắt và sợi dây thép sẽ bị ăn mòn theo kiểu

A. Điện hóa

B. Đều không bị ăn mòn

C. Thanh sắt bị ăn mòn hóa học, sợi dây thép bị ăn mòn điện hóa

D. Hóa học

Câu 2:

Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H2SO4 loãng đun nóng

B. Dung dịch NaOH đặc, đun nóng

C. dung dịch HNO3 đặc, đun nóng

D. Dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng

Câu 3:

Al và Cr giống nhau ở điểm:

A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3

B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4]

C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3

D. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan

Câu 4:

Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt

B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất

D. Phương pháp điều chế crom ở điện phân Cr2O3

Câu 5:

Chọn phát biểu sai:

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm

B. Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám

C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm

D. CrO là chất rắn màu trắng xanh

Câu 6:

Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

A. Zn2+

B. Al3+

C. Cr3+

D. Fe3+

Câu 7:

Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)2

B. Cr2O3

C. Cr(OH)3

D. Al2O3

Câu 8:

Crom(VI) oxit là oxit?

A. có tính bazơ

B. Có tính khử

C. có tính oxi hóa và tính axit

D. A và B đúng

Câu 9:

Crom(II) oxit là oxit?

A. có tính bazơ

B. Có tính khử

C. có tính oxi hóa

D. Cả A, B, C đúng

Câu 10:

Nung Fe(NO3)2, trong bình kín, không có không khí, thu được sản phẩm gồm?

A. FeO, NO

B. Fe2O3, NO2, và O2

C. FeO, NO2 và O2

D. FeO, NO và O2

Câu 11:

Muối sắt được dùng làm chất diệt sâu bọ và có hại cho thực vật là:

A. FeCl3

B. FeCl2

C. FeSO4

D. (NH4)SO4.Fe2(SO4)3.24H2O

Câu 12:

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là:

A. Fe, Al, Cr

B. Fe, Al, Ag

C. Fe, Al, Cu

D. Fe, Zn Cr

Câu 13:

Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là:

A. Hematit

B. Xiđehit

C. Manhetit

D. Pirit

Câu 14:

Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là gì?

A. Hemantit, pirit, manhetit, xiđerit

B. Xiđerit, hemantit, manhetit, pirit

C. Xiđerit, manhetit, pirit, hemantit

D. Pirit, hemantit, manhetit, xiđerit

Câu 15:

Trong 3 oxit FeO; Fe2O3; Fe3O4, oxit nào tác dụng với HNO3 cho ra khí

A. Chỉ có FeO

B. Chỉ có Fe2O3

C. Chỉ có Fe3O4

D. FeO và Fe3O4

Câu 16:

Hợp kim Cu – Zn (Zn chiếm 45% về khối lượng) gọi là gì?

A. Đồng thau

B. Đồng bạch

C. Đồng thanh

D. Đáp án khác

Câu 17:

So sánh không đúng là:

A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử

B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh

D. BaSO4 và BaCrO4 đều là chất không tan trong nước

Câu 18:

Cho Br2 vào dung dịch Cr2O3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa

A. CrBr3

B. Na[Cr(OH)4]

C. Na2CrO4

D. Na2Cr2O7

Câu 19:

Hòa tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)3

C. Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3

D. Fe(NO3)3, AgNO3

Câu 20:

Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hơp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH (dư)

B. HCl (dư)

C. AgNO3 (dư)

D. NH3 (dư)