Bài luyện tập số 4

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các polime: Tơ tằm nilon-6,6, nilon-6, nilon-7, PPF, PVA, PE. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH khi đun nóng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 2:

Polime (-CH2-CHOH-)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp sau đó thủy phân trong môi trường kiềm của monome nào sau đây?

A. CH2=CH-COOCH3

B. CH2COOCH=CH2

C. C2H5COOCH2CH=CH2

D. CH2=CHCOOCH2CH=CH­2

Câu 3:

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là:

A. CH2=C(CH3)-CH=CH2

B. CH3-C(CH3)=C=CH2

C. CH2-CH2-CCH

D. CH2=CH-CH2-CH2-CH3

Câu 4:

Cho một polime sau (-NH-CH2-CO-NH-CH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CH2-CO-)n, Số loại phân tử monome tạo thành polime là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5:

Khi tiến hành trùng ngưng fomanđehit với lượng dư phenol có chất xúc tác axit, người ta thu được nhựa

A. novolac

B. rezol

C. rezit

D. phenolfomanđehit

Câu 6:

Dựa vào nguồn gốc, tơ sợi được chia thành 2 loại, đó là

A. Tơ hóa học và tơ tổng hợp

B. Tơ hóa học và tơ thiên nhiên

C.Tơ tổng hợp và tơ thiên nhiên

D. Tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo

Câu 7:

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

A. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh

B. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

C. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat

D. Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ

Câu 8:

Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo

A. tơ tằm, tơ enang

B. tơ visco, tơ nilon-6,6

C. tơ nilon-6,6, tơ capron

D. tơ visco, tơ axetat

Câu 9:

Loại tơ không phải tơ nhân tạo là:

A. Tơ lapsan (tơ polieste)

B. Tơ đồng-amoniac

C. Tơ axetat

D. Tơ visco

Câu 10:

Tơ nilon-6,6 thuộc loại

A. Tơ nhân tạo

B. Tơ bán tổng hợp

C. Tơ thiên nhiên

D. Tơ tổng hợp

Câu 11:

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là

A. Tơ capron

B. Tơ clorin

C. Tơ polieste

D. Tơ axetat

Câu 12:

Các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là

A. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6

B. Polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutadien

C. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6

D. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6

Câu 13:

nilon-6,6 là 1 loại:

A. polieste

B. tơ axetat

C. tơ poliamit

D. tơ visco

Câu 14:

Tơ nilon-6,6 là

A. Hexacloxclohexan

B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin

C. Poliamit của axit e-amino caproic

D. Polieste của axit ađipic và etylen glicol

Câu 15:

Nhóm các vật liệu được điều chế từ polime trùng ngưng là

A. Nilon-6,6, tơ lapsan, nilon-6

B. Cao su isopren, nilon-6,6, tơ nitron

C. Tơ axetat, nilon-6,6, PVC

D. Nilon-6,6, tơ lapsan, polimetylecrylat

Câu 16:

Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

A. Polietilen

B. Nilon-6

C. Tơ visco

D. Tơ lapsan

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh

B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 65°C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt

C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng

D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột

Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Vật liệu compozit gồm chất nền (là polime), chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác

B. Stiren, vinyl clorua, etilen, butađien, metyl metacrylat đều có thể tham gia phản ứng trùng hợp để tạo ra polime

C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ poliamit

D. Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime

Câu 19:

Cho các loại tờ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6, tơ lapsan. Những tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?

A. tơ visco và tơ nilon-6,6

B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat

C. tơ tằm và tơ lapsan

D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6

Câu 20:

Phát biểu không đúng là:

A. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường

B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit

C. Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc

D. Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-

Câu 21:

Cho các hợp chất sau :

1) CH3-CH(NH2)-COOH

2) HO-CH2-COOH

3) CH2O và C6H5OH

4) C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2

5) (CH2)5(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2

Các trường hợp nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng ?

A. 3, 5

B. 1, 2, 3, 4, 5

C. 1, 2

D. 3, 4

Câu 22:

Từ NH2(CH2)6NH2 và một chất hữu cơ X có thế điều chế tơ nilon-6,6. CTCT của X là

A. HOOC(CH2)4COOH

B. HOOC(CH2)5COOH

C. HOOC(CH2)6COOH

D. CHO(CH2)4CHO

Câu 23:

Trong các loại tơ sau: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ lapsan, nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 24:

Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là

A. Amilozo, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat)

B. Tơ capron và teflon

C. Polistiren, amilozơ, amilopectin,tơ capron, poli(metyl metacrylat)

D. Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat)

Câu 25:

Cho phản ứng hóa học sau: [-CH2-CH(OCOCH3)-]n +nNaOH ®[-CH2-CH(OH)-]n +nCH3COONa.

Phản ứng này thuộc loại phản ứng

A. phân cắt mạch polime

B. giữ nguyên mạch polime

C. khâu mạch polime

D. điều chế polime

Câu 26:

Cho sơ đồ sau: xenlulozơ X1 X2 X3 polime X. Biết rằng X chỉ chứa hai nguyên tố. Số chất ứng với X3

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 27:

Cho biết polime sau: [-NH-(CH2)5-CO-]n được điều chế bằng phương pháp

A. phản ứng trùng hợp

B. đồng trùng ngưng

C. phản ứng trùng ngưng

D. cả trùng ngưng và trùng hợp

Câu 28:

Dãy gồm các polime được làm tơ sợi là

A. poli(hexametylenađiamit), visco, olon

B. xelulozơ axetat, bakelit, PE

C. xenlulozơ, tơ nilon-6, PVC

D. poli(metylmetacrylat), visco, tơ enang

Câu 29:

Có các nhận xét sau:

1-Chất béo thuộc loại chất este.;

2-Tơ nilon-6,6, tơ nilon-6, tơ nilon-7 chi điều chế bằng phản ứng trừng ngưng.;

3-Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và rượu tương ứng.;

4-Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc) tạo thành m-đinitrobenzen.;

5-toluen phản ứng với nước brom dư tạo thành 2,4,6-tribrom clorua toluen.;

Những nhận xét đúng là:

A. 1,2,3,4

B. 1,3,4

C. 1,2,3,4,5

D. 1,2,4

Câu 30:

Cho các chất sau :

1) CH3CH(NH2)COOH

2) HOOC-CH2-CH2-NH2

3) HO-CH2-COOH   

4) HCHO và C6H5OH

5) HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2

6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH

Các trường hợp có thế tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. 1,3,4,5,6

B. 1,2,3,4,5,6

C. 1,6

D. 1,3,5,6